Hướng dẫn cài đặt dynamic remarketing với Google Tag Manager

Giới thiệu về dynamic remarketing (tiếp thị lại động)

Tiếp thị lại là một phương pháp phổ biến của quảng cáo hiện nay mà nhiều công ty sử dụng để hiển thị quảng cáo cho những người đã truy cập vào trang web của họ trong quá khứ.

Để thông điệp được cá nhân hóa hơn, các nhà quảng cáo có thể sử dụng tiếp thị lại động (dynamic remarketing) để điều chỉnh quảng cáo sao cho hiện thị đúng sản phẩm mà khách hàng đã xem trước đó. Điều này sẽ giúp bạn doanh nghiệp có thể tăng tỉ lệ chuyển đổi lên đáng kể.

Đặc biệt đối với các website retail – ecommerce thì tiếp thị lại động là một phương pháp chạy quảng cáo gần như là bắt buộc phải có trong performance model.

Có vài cách để set up chạy redynamic marketing nhưng trong phạm vi bài này mình sẽ hướng dẫn với Google Tag Manager

Cài đặt dynamic remarketing với google tag manager

Bạn cần hình dung trong đầu các thao tác như bên dưới

  • Xác định các thông tin bạn cần để chạy dynamic remarketing (tên sản phẩm, giá sản phẩm, category, brand…)
  • Đặt thông tin vào lớp dữ liệu (data layer)
  • Cấu hình thông qua Google Tag Manager để thu thập thông tin động (dynamic information) để sử dụng trong chiến dịch tiếp thị lại
  • Thiết lập chiến dịch tiếp thị lại động trong quảng cáo Google

Lưu ý: Bạn cần bật tính năng quảng cáo trong tài khoản Google Analytics và liên kết tài khoản Analytics với tài khoản AdWords để sử dụng Tiếp thị lại động.

Xác định biến cần chạy dynamic remarketing

Bước đầu tiên trong việc thiết lập Tiếp thị lại động là tìm thông tin có liên quan mà bạn muốn sử dụng cho chiến lược tiếp thị lại của mình.

Ví dụ bạn muốn tiếp thị lại nhóm khách hàng đã xem sản phẩm bột giặt thì bạn hình dung cơ bản được các thông tin bạn cần có đó là mã sản phẩm (prouduct id), thương hiệu (brand), trọng lượng, giá trị (value), category…

Để tìm hiểu chính xác phần thông tin nào bạn cần, hãy xem bài viết về Dynamic Remarketing Parameters  lại dành cho developer, cung cấp danh sách các tham số theo ngành cụ thể như cho giáo dục, du lịch, bán lẻ…

Thông thường với mảng bán lẻ bạn sẽ có các tham số sau:

  • ecomm_prodid: Đây là ID của sản phẩm được xem trên một trang nhất định. Thông số này được yêu cầu bất cứ khi nào
  • ecomm_pagetype được set như loại sản phẩm. Có thể chuyển nhiều ID sản phẩm trên các trang giỏ hàng ecomm_pagetype: Điều này chỉ định loại trang đã được xem. Các giá trị có thể bao gồm nhà, kết quả tìm kiếm, danh mục, sản phẩm, giỏ hàng, mua hàng hoặc sản phẩm khác. Bạn sẽ cần ánh xạ các trang trên trang web của mình để vừa với một trong các danh mục này.
  • ecomm_totalvalue: Đây là giá trị của sản phẩm được xem, có thể thay đổi tùy thuộc vào việc sản phẩm đang được xem từ trang chi tiết sản phẩm hay trong giỏ hàng.
  • ecomm_category: Đây là danh mục mà trang sản phẩm hoặc danh mục được xem thuộc về.

Đặt thông tin vào lớp dữ liệu (data layer

Phần này hơi thiên về kỹ thuật nhưng nôm na là bạn cần khai báo lớp dữ liệu để có thể xác định các biến bạn cần.

** QUAN TRỌNG: lớp dữ liệu (data layer) này phải được đặt trên đoạn code snipet của Google Tag Manager giống như mình minh hoạ bên dưới:

Thiết lập chiến dịch tiếp thị lại động trong Google Ads

Trong chuyên mục Tag Manager này mình không đi chi tiết về cách thiết lập chiến dịch lại động trong Google. Các bạn có thể tham khảo cách cài đặt chiến dịch này tại đây.

Thiết lập thẻ (tag) trong Google Tag Manager

 Để biết cách thiết lập các bạn cần xem qua trước về Google Tag Manager để có một lượng kiến thức cơ bản.

Hình dung bạn tạo các biến dữ liệu bạn cần lấy thông tin trong data layer. Các giá trị của tham số khai báo phải giống với dữ liệu được push lên từ website.

1. Xác định giá trị của các biến chạy tiếp thị lại

Để có thể xác định được giá trị của biến trên website mà chúng ta muốn chạy tiếp thị lại động. Chúng ta có thể nhờ developer cung cấp các giá trị mà  bạn cần để chạy.

Ví dụ: đây là một website bán hàng cần chạy tiếp thị lại động, nhà quảng cáo muốn quảng cáo hiện thị lại đúng loại sản phẩm mà khách hàng đã xem trước đó. Ở đây mình lấy 1 ví dụ về website sử dụng Woocomerce 

Các bạn có thể vào trang sản phẩm detail và làm theo các bước -> Inspect -> Console -> Data Layer và xem các tham số như hình mình hoạ bên dưới.

variables tiep thi lai dong

Như vậy là chúng ta có thể lấy được các giá của của biến cần thiết để chạy rồi bao gồm: ecomm_prodid (id của sản phẩm), ecomm_total (giá trị của sản phẩm), ecomm_pagetype (loại trang) và đơn vị tiền tệ

2. Tạo biến trong trình quản lý GTM

Tiếp đến từ trình quản lý Tag Manager->> Vào Variables -> Create new variables và khai báo như bên dưới

tiep thi lai dong
 

3. Tạo tag (thẻ) tiếp thị lại động

Tạọ đến đủ các biến dữ liệu bạn cần sau đó vào Tag -> Creat a New Tag -> Adwords Remarketing và thiết lập như bên dưới

tag dynamic remarketing

Custom Parameters: mình sẽ nói đôi điều về phần này

  • Chọn Manually Specify: để bạn có thể chỉ định các biến dữ liệu phục vụ cho campaign dynamic marketing. Các tham số này chính là các biến (variables) mình đã tạo ở bước đầu (chỉ cần click vào dấu + để chọn). Bạn điền thêm conversion ID và label lấy từ Adwords (bước 3) là xong.
  • Use Data Layer: bạn có thể chọn sử dụng data layer để lấy tự động các biến dữ liệu, để làm được điều này thì bạn cần có một lớp dự liệu tên google_tag_params chèn vào thẻ remarketing để Google Tag Manager có thể macth khi cần đến.

4. Chọn trigger và kích hoạt tag (thẻ)

Tiếp đến bạn cần chọn Trigger để fire tag này nghĩa là đặt điều kiện để tag (thẻ) này hoạt động. Thông thường các bạn sẽ chọn fire “All pages” hoặc bất cứ trang/chuyên mục nào bạn muốn

Đến đây thì gần như là xong, -> các bạn test lại bằng cách chọn chế độ preview trên GTM sau đó kiểm tra xem tag (thẻ) các bạn vừa set up trên Google Tag Manager đã hoạt động hay chưa.

Cần hỗ trợ các bạn để lại comment bên dưới nhé

4.4/5 - (5 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *