Google Tag Manager là gì? Cách cài đặt Tag Manager cho website

Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager là trình quản lý thẻ  (tags) được Google ra mắt vào năm 2012 giúp bạn thuận tiện hơn trong việc quản lý & cập nhật các thẻ và các đoạn mã code trên website của mình. Thay vì trước đây các nhà quảng cáo phải nhờ coder hay developer cài đặt các event, tracking một cách thủ công trực tiếp vào mã nguồn website thì với Google Tag Manager bạn có thể thoải mái “thi triển” các loại code như Adwords Conversion, Adwords remarketing, Double Click, Facebook Pixel… 

Google Tag Manager là một công cụ mạnh mẽ cho phép bạn quản lý các thẻ trên trang web của mình. Các thành phần chính của Google Tag Manager bao gồm container, tag, trigger, biến và data layer, tất cả đều được sử dụng để tối ưu hóa đo lường và phân tích hoạt động trên trang web của bạn.

Google Tag Manager hoạt động như thế nào?

Tag Manager hoạt động thông qua đoạn mã riêng mà bạn thêm vào trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động của mình. Mã này kết nối trang web hoặc ứng dụng của bạn với Google Tag Manager. Sau khi thêm vào thành công thì người dùng có thể sử dụng giao diện (dạng web interface) để truy cập và thiết lập các theo dõi, event, biến (variables)…trực tiếp trên đây mà không cần phải triển khai trực tiếp trên website. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, công sức, thao tác cũng đơn giản hơn, không phải động nhiều đến code trên website.

Google Tag Manager
Google Tag Manager

Lợi ích của Google Tag Manager

Google Tag Manager là một công cụ miễn phí được cung cấp bởi Google, cho phép người dùng quản lý các thẻ trên trang web một cách dễ dàng và nhanh chóng. Dưới đây là một số lợi ích của Google Tag Manager:

  1. Quản lý thẻ một cách dễ dàng: Google Tag Manager cho phép bạn quản lý tất cả các thẻ theo dõi, remarketing và phân tích trên trang web của mình từ một nơi duy nhất. Bạn có thể thêm, sửa đổi hoặc xóa các thẻ một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  2. Tăng tốc độ tải trang web: Với Google Tag Manager, bạn chỉ cần thêm mã theo dõi của các công cụ phân tích hoặc remarketing vào một lần duy nhất. Điều này giúp giảm thiểu thời gian tải trang web của bạn và cải thiện trải nghiệm người dùng.
  3. Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo: Google Tag Manager cho phép bạn theo dõi và đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo của mình. Bạn có thể xác định được những chiến dịch nào đang hoạt động tốt và những chiến dịch nào cần được cải thiện.
  4. Giảm sự phụ thuộc vào nhà phát triển: Với Google Tag Manager, bạn không cần phải có kiến ​​thức về mã hóa để thêm các thẻ theo dõi vào trang web của mình. Bạn có thể tự do thêm và quản lý các thẻ một cách độc lập.
  5. Cải thiện độ chính xác của dữ liệu: Google Tag Manager giúp bạn đảm bảo rằng dữ liệu của bạn là chính xác và đầy đủ. Bạn có thể kiểm tra mã theo dõi của mình và xem trước các thay đổi trước khi áp dụng chúng vào trang web của mình.
Google Tag Manager có rất nhiều lợi ích
Google Tag Manager có rất nhiều lợi ích cho website/app

Các thành phần chính của Google Tag Manager

Thành phần chính của Google Tag Manager bao gôm Tag (thẻ), trigger và variables. Mình sẽ tìm hiểu định nghĩa từng cái.

1. Container

Đây là thành phần cơ bản nhất của Google Tag Manager và chứa tất cả các thẻ và trigger được thêm vào trang web của bạn. Container có thể được cấu hình và quản lý trong giao diện người dùng của Google Tag Manager.

2. Tag (thẻ):

Tag (thẻ) là một đoạn code nhằm mục đích thu thập dữ liệu. Dữ liệu này ngay tức thì sau đó sẽ được xử lý bởi các công cụ khác tùy vào mục đích marketing khác nhau như Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads,…

3. Variables (biến)

Được gọi là biến, thành phần lưu trữ information để được sử dụng cho triggers hoặc tag. Biến trong GTM được chia làm 2 loại là biến được xây dựng sẵn (built-in variables) và biến theo định nghĩa người dùng (user-defined variables).

  • Built-in variables: là các biến được xây dựng sẵn trong Google Tag Manager như : Event, Page Hostname, Page Path, Page URL, Referrer,…
  • User-defined variables: là các biến do người dùng định nghĩa để thu thập thông tin như: ecomm_pagetype, ecomm_prodid, ecomm_totalvalue,…

Biến có thể định nghĩa như tham số chứa thông tin về sản phẩm như id_product, price_product, product_brand…trong thương mại điện tử . Những thông tin này sau đó sẽ được push qua dataLayer để sử dụng cho mục đích Dynamic remarketing sau này.

Cấu trúc của GTM account

4. Triggers trong Google Tag Manager

Trigger có thể được gọi nôm na là một thành phần để kích hoạt thẻ. Nói cách khách nó là điều kiện để kích hoạt thẻ (fire tag)Ví dụ: khi event bạn cần đo là download thì khi event download xảy ra đồng nghĩa với user phải click vào button download thì action click có thể hiểu là trigger, còn việc set trigger như thế nào thì có rất nhiều kiểu set.

Các hành động trigger chính được hỗ trợ trong GTM

  • Page View: DOM Ready, Page View, và Window Loaded
  • Click: All Elements, Just Links
  • User Engagement: Element Visibility, Form Submission, Scroll Depth, và YouTube Video

5. Data layer

Tag manager sẽ build một lớp dữ liệu để tạm thời ghi nhận các giá trị để các giá trị có thể được sử dụng cho tag, triggers, variablesVí dụ: một website có tính năng bán hàng online sau khi gắn tag manager thì các bạn có thể xem lớp dữ liệu bên trong một sản phẩm (id_product, price_product_brand, propduct_category…)  

Trên đây là các kiến thức tổng thể về GTM mà mình nghĩ bất cứ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào về marketing cũng nên biết vì những lợi ích to lớn của nó.

Ở những bài sau mình sẽ hướng dẫn cách cài đặt cho các trường hợp phổ biến với Google Tag Manager như contact form, cuộc gọi, đơn hàng…

Quy trình 5 bước sử dụng Google Tag Manager:

Các bước sử dụng và cài đặt Google Tag Manager cơ bản có thể chia làm 5 bước bên dưới. Tùy theo kinh nghiệm của mỗi bạn không nhất thiết phải theo thứ tự, các bạn có thể xáo trộn các bước miễn sao đầu ra là bước gắn thẻ (tag) thành công mà thôi.

1. Gắn mã GTM vào website

Trước khi gắn mã của GTM vào website, các bạn cần tạo cho mình 1 tài khoản GTM (dùng chính gmail các bạn hay dùng) và tạo vùng chứa (container) cho website

Để làm điều này các bạn đăng nhập vào Gmail sau đó truy cập trực tiếp vào đường dẫn: https://tagmanager.google.com/

Sau đó chọn vào chữ “create account” ở góc trên bên phải và điền các thông tin theo hướng dẫn sau, sau đó chọn Create (Tạo) để tạo:

Tiếp đó bạn bấm vào Đồng ý điều khoản của GTM, khi ấy sẽ hiển thị ra đoạn mã cần gắn vào website. Một đoạn yêu cầu gắn trong thẻ Head và 1 đoạn yêu cầu gắn trong thẻ Body. Phần này nếu không tự làm được thì hãy nhờ code làm, chỉ cần nhờ code duy nhất lần này mà thôi

gắn google tag manager vào website
Tạo GTM account với Gmail

Một lưu ý nhỏ ở đây là một account thì bạn có thể tạo nhiều “Container” tức có thể add nhiều website, page hoặc subdomain… vào một tài khoản.

Ví dụ bạn là một Agency thì hoàn toàn có thể tạo nhiều “container” để manager một nơi cho thuận tiện.

2. Bật tất cả các biến GTM cho sẵn

Biến là thành phần của 1 phần tử nào đó. Ví dụ: URL, Click ID, Click Class, Path… (Các Biến sẽ bổ sung thông tin chi tiết hơn về trigger để GTM kích hoạt Tag chính xác). Trong trình quản lý của Google Tag Manager mặc định sẽ chỉ có khoảng vài biến bạn có thể bật tất cả các biến này lên

Để làm điều này, các bạn nhìn menu bên tay trái sẽ thấy chữ “variables” hãy bấm vào đó và chọn vào chữ “configure”

variable trong GTM
Enable các biến cần thiết

Sau đó bạn tích vào các biến muốn sử dụng, nếu không biết mình cần sử dụng biến nào thì cứ tích hết tất cả các biến đang hiển thị nhé

3. Xác định thẻ (tag) cần cài đặt

Thẻ (tag) có chức năng thu thập dữ liệu, đây là đích đến khi bạn thao tác với Google Tag Manager.

Ví dụ bạn cần cài đặt chuyển đổi google cho một Contact form 7 trên website thì trên GTM có sẵn loại thẻ “Google conversion tracking” cho bạn

Từ trình quản lý GTM bạn chọn “Create new tag” và chọn như hình bên dưới.

Để tag hoạt động được (fired) thì bạn phải cài đặt điều kiện để xảy ra chuẩn xác, tức trigger ở đây sẽ là gì. Chúng ta sẽ đi kế tiếp bước bên dưới

4. Xác định trigger cho tag

Trigger là điều kiện để kích hoạt Tag. Như ví dụ ở trên thì điều kiện để một form liên hệ thành công từ Google ads xảy ra là gì? Hay điều kiện để kích hoạt hành động gọi “hotline” mua hàng là gì?

Một tag thì có thể có nhiều trigger khác nhau nhưng đều mang lại một kết quả là kích hoạt tag đó hoạt động.

Trở lại ví dụ contact form 7 ở trên thì có nhiều cách có thể tạo trigger cho thẻ này. Ở đây mình sử dụng “custom event” để kích hoạt, nhiều bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, miễn sao sau khi test thì tag đó fired là thành công.

Contact form 7 trigger

Vậy trigger sẽ được quy định bằng gì? Đó chính là các biến “variables” chúng ta sẽ tìm hiểu ở bước kế tiếp

5. Xác định các biến cần sử dụng

GTM đã cung cấp cho chúng ta hàng loạt các biến (variables) phổ thông và thường gặp nhất để tiện cài đặt. Có rất nhiều loại biến khác nhau như hình bên dưới.

Variable trong Tag Manager

Trở lại ví dụ contact form thì ở đây trigger của mình là xài “custom” event thì biến “event” đã được build sẵn trong GTM nên bạn chỉ việc chọn và chỉ định giá trị của custom event cho CF7 ở đây là gì.

Cách kiểm tra xem GTM đã hoạt động hay chưa?

  • Sử dụng Tag Assistant (by Google): Để kiểm tra bước 1 đã cài thành công chưa

Các bạn sử dụng extension Tag Assistant (sử dụng trên Chrome và Coccoc), có thể vào được link sau và bấm vào Thêm tiện ích

Sau khi đã cài xong các bạn hãy vào website của bạn, bấm vào icon của Tag Assistant –> Chọn Enable –> Load lại trang website của bạn

Nếu bạn thấy có phần Google Tag Manager màu xanh như hình dưới là ok, trường hợp bạn thấy màu vàng, là do bạn chưa có 1 thẻ nào trong GTM, hãy tạo 1 thẻ nó sẽ sang màu xanh. Nếu nó là màu đỏ phải kiểm tra lại, có thể bạn đã cài sai rồi 🙁 

Cài đặt GTM đúng
  • Sử dụng Facebook pixel helper Kiểm tra bước 3,4,5 làm đúng chưa (tuỳ vào các bài toán cụ thể sẽ có cách kiểm tra khác nhau, như ví dụ trong video là sử dụng Facebook pixel helper)

Facebook Pixel Helper là 1 tiện ích khác, cách cài và sử dụng tương tự Tag Assistant ở trên, link tải tại đây

Kết luận

Như vậy là mình vừa giới thiệu xong về Google Tag Manager và cách sử dụng cơ bản. Ở đây mình không đi sâu và kỹ thuật chi tiết để cài đặt vì cần phải hiểu về khái niệm và cách vận hành của GTM trước.

Các bài sau mình sẽ hướng dẫn cách cài đặt event trên GA hay Google hay Facebook Pixel qua Tag Manager chi tiết.

5/5 - (7 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *