Giới thiệu về quảng cáo trên facebook
Quảng cáo facebook là gì? hay các hình thức quảng cáo trên facebook thì không quá xa lạ với các nhà quảng cáo rồi. Thậm chí với một người không chuyên. Facebook hay Google đã cung cấp kiến thức nền tảng rất chi tiết các bạn có thể tìm đọc tại trang chính thức của 2 platform này.
Quảng cáo Facebook là một hình thức quảng cáo trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Đây là một công cụ quảng cáo mạnh mẽ cho phép các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể đưa thông điệp của mình đến với hàng triệu người dùng trên toàn thế giới thông qua nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.
Trong quảng cáo Facebook, người dùng có thể tùy chỉnh đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách đưa ra các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, sở thích, địa điểm và hành vi trên mạng xã hội, giúp quảng cáo của họ được hiển thị đến những người dùng có khả năng quan tâm và phản hồi tốt hơn.
Để chạy quảng cáo facebook hiệu quả thì đòi bạn nên có về một kiến thức nền tảng vững chãi trước. Hiểu bản chất chứ không phải đi “học gà, học vịt” một cách máy móc, chỉ sao làm vậy. Một nhà quảng cáo giỏi sẽ luôn có một mind-set chạy quảng cáo riêng cho mình.
Ở đây đội ngũ của Digital marketing Việt Nam sẽ đi nhiều hơn ở phần execution, đi sâu vào từng mục tiêu quảng cáo trên facebook và các hình thức chạy nâng cao với Facebook ads. Với quảng cáo Facebook chúng tôi mong muốn bạn sẽ nắm được các ý chính sau
- Các mục tiêu quảng cáo trên Facebook
- Vị trí quảng cáo của bạn sẽ hiện thị
- Các loại định dạng quảng cáo Facebook cho phép
- Chiến lược giá thầu khi quảng cáo trên Facebook
Mục tiêu quảng cáo trên facebook
Hiện nay Facebook có sẵn 11 mục tiêu (objectives) trên trình quản lý quảng cáo của mình để các nhà quảng cáo có thể sử dụng. Có thể thấy rõ Facebook chia các các mục tiêu theo các funnel từ top đến bottom.
Có nhiều mục tiêu quảng cáo khác nhau trên Facebook, tùy thuộc vào mục đích của doanh nghiệp hoặc cá nhân khi muốn quảng cáo. Dưới đây là một số mục tiêu phổ biến trong quảng cáo Facebook:
- Tăng lượng tương tác: Mục tiêu này nhằm tăng số lượng lượt thích, bình luận, chia sẻ hoặc tương tác khác với bài đăng của bạn.
- Tăng lượt truy cập website: Mục tiêu này nhằm tăng lượt truy cập vào trang web của bạn thông qua quảng cáo Facebook.
- Tăng lượt tải xuống ứng dụng: Nếu bạn có ứng dụng, mục tiêu này nhằm tăng lượt tải xuống ứng dụng của bạn thông qua quảng cáo Facebook.
- Tăng lượng đăng ký: Nếu bạn muốn tăng số lượng đăng ký của bạn thông qua trang web hoặc ứng dụng, mục tiêu này là lý tưởng.
- Tăng doanh số bán hàng: Mục tiêu này nhằm tăng số lượng bán hàng của bạn thông qua quảng cáo Facebook.
- Tăng nhận diện thương hiệu: Mục tiêu này nhằm tăng sự nhận diện thương hiệu của bạn thông qua quảng cáo Facebook, giúp người dùng nhớ đến thương hiệu của bạn.
- Tăng lượt xem video: Nếu bạn có video muốn quảng bá, mục tiêu này nhằm tăng số lượt xem video của bạn.
Các mục tiêu quảng cáo này được chia thành hai nhóm chính: mục tiêu tiếp cận (Awareness) và mục tiêu hành động (Conversion). Mục tiêu tiếp cận nhằm đưa thương hiệu của bạn tới người dùng, còn mục tiêu hành động nhằm thúc đẩy hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký, tải xuống, vv.
Awareness
Hình thức quảng bá thương hiệu với hai mục tiêu chính là Brand Awareness và Reach với chỉ số đo lường là impression, reach và brand lift recall (gợi nhớ thương hiệu). Hiện có 2 hình thức chính:
1. Brand awareness
Sau 2 ngày từ khi xem quảng cáo, facebook sẽ brand lift uớc tính số lượng người nhớ đến quảng cáo/thương hiệu của bạn dựa trên các câu hỏi.
Chỉ số brand lift được tính là chênh lệch giữa những người đã xem quảng cáo của bạn và số người không xem quảng cáo của bạn.
2. Reach
Quảng cáo này dựa trên chỉ số “reach” và “frequency”, với các brand lớn thì hay gọi là R&F campaign.
Với thời gian, đối tượng và ngân sách được cài đặt Facebook sẽ ước tính cho bạn số người (unique) mà quảng cáo của bạn sẽ hiện thị được.
- Reach: số người duy nhất đã xem quảng cáo của bạn ít nhất 1 lần
- Frequency: là số lần mà người đó đã xem quảng cáo của bạn
Consideration
Ở mục tiêu này Facebook chia nhỏ thành các loại hình quảng cáo khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Đây cũng là loại hình quảng cáo phổ biến mà nhiều cá nhân và doanh nghiệp đang chạy nhất ở Việt Nam
1. Quảng cáo lượt truy cập website (traffic)
Quảng cáo này nhằm mục đích đưa khách hàng vào website hoặc app khi click vào quảng cáo trên facebook. Đây là hình thức khá phổ biến khi các bạn muốn khách hàng tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ của mình qua website chứ không phải qua fanpage.
2. Quảng cáo tương tác (engagement)
Loại hình quảng cáo này nhắm mục đích tạo ra tương tác với khách hàng của bạn qua fanpage gồm 3 loại hình chính
- Quảng cáo tăng lượng tương tác bài viết trên fanpage
- Quảng cáo để tăng like cho fanpage
- Quảng cáo một event trên fanpage
3. Quảng cáo cài đặt ứng dụng (app install)
Tăng lượt tải app cho ứng dụng của bạn trên facebook. Có thể chạy quảng cáo cho cả 2 hệ điều hành Android và iOS.
4. Tăng lượt xem video (video views)
Giúp bạn tăng lượt xem video trên facebook, video này có thể là một video bạn tải từ máy lên hoặc một video có sẵn trên fanpage
5. Quảng cáo tìm khách hàng tiềm năng (lead generation)
Lọai quảng cáo này giúp bạn lấy được thông tin khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ trên facebook. Cơ chế là khi click vào quảng cáo sẽ có một form pop up ra để KH có thể điền thông tin vào. Như hình mình hoạ bên dưới
6. Quảng cáo tin nhắn (Message ads)
Giúp bạn kết nối với khách hàng thông qua tin nhắn trên facebook fanpage. Khác với quảng cáo tương tác (engagement) thì đối với quảng cáo tin nhắn khi khách hàng nhấp vào mẫu quảng cáo thì ngay tức khắc sẽ đưa khách hàng vào trang inbox.
Quảng cáo facebook conversion
Đây là quảng cáo rất hay nếu không muốn nói là hay nhất của facebook. một phần vì nó phức tạp hơn các loại hình quảng cáo khác. Conversion đòi hỏi các bạn cần có thêm kiến thức về cài đặt chuyển đổi, facebook pixel, enhanced ecomerce hay các event trên website và ứng dụng.
- Quảng cáo chuyển đổi trên app và website
- Quảng cáo dynamic remarketing trên facebook
- Dynamic remarketing trên app
- Quảng cáo remarketing trên website và app
- Cách cài đặt các event để chạy quảng cáo facebook
Và thêm vào đó là hàng loạt các tính năng về tối ưu chiến dịch như: giá thầu (bid), vị trí đặt quảng cáo, các loại phân phối quảng cáo…để tạo nên độ phức tạp và cái hay của conversion.
Các bạn có thể xem hướng dẫn chạy quảng cáo conversion trên facebook chi tiết tại đây
Các hình thức hiện thị quảng cáo
Facebook cung cấp nhiều định dạng quảng cáo khác nhau để các doanh nghiệp và cá nhân có thể tùy chọn phù hợp với mục đích quảng cáo của mình. Dưới đây là một số định dạng quảng cáo phổ biến trên Facebook:
- Hình ảnh (Image): Đây là định dạng quảng cáo cơ bản nhất trên Facebook, hiển thị một hình ảnh với chú thích và liên kết đến trang web hoặc ứng dụng của bạn.
- Video: Quảng cáo video trên Facebook có thể là video ngắn hoặc video dài, được hiển thị trên bảng tin hoặc Stories.
- Carousel: Quảng cáo Carousel cho phép bạn hiển thị nhiều hình ảnh hoặc video trong một quảng cáo và người dùng có thể cuộn qua các nội dung khác nhau.
- Collection: Định dạng quảng cáo Collection cho phép người dùng xem nhiều sản phẩm cùng một lúc trong một quảng cáo, và đưa người dùng trực tiếp đến trang web hoặc ứng dụng của bạn.
- Instant Experience (trước đây là Canvas): Quảng cáo Instant Experience cung cấp một trang web tương tác đầy đủ trên Facebook, cho phép người dùng tương tác với nội dung của bạn mà không cần rời khỏi trang Facebook.
- Điện thoại di động (Mobile): Quảng cáo điện thoại di động trên Facebook cho phép người dùng thực hiện một hành động cụ thể trên thiết bị di động của họ, ví dụ như tải xuống ứng dụng hoặc gọi điện thoại cho doanh nghiệp của bạn.
- Lead Form: Định dạng quảng cáo Lead Form cho phép người dùng đăng ký hoặc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng trên trang Facebook.
Các định dạng quảng cáo này được thiết kế để giúp các doanh nghiệp và cá nhân thu hút khách hàng mục tiêu của họ và tăng doanh số bán hàng trên Facebook.
Cách vị trí đặt quảng cáo facebook
Ngoài các vị trí đặt quảng cáo trực tiếp trên facebook thì dưới đây là các vị trí đặt quảng cáo mới nhất trên facebook mà các bạn cần nắm được. Hình dung quảng cáo hiện thị trên mỗi vị trí đặt sẽ giúp bạn tối ưu hiệu suất và điều chỉnh quảng cáo của mình phù hợp nhất
Facebook cung cấp nhiều vị trí quảng cáo khác nhau trên trang web và ứng dụng của họ. Dưới đây là một số vị trí quảng cáo phổ biến trên Facebook:
- Bảng tin (News Feed): Đây là vị trí quảng cáo phổ biến nhất trên Facebook. Quảng cáo sẽ xuất hiện giữa các bài đăng của người dùng trên bảng tin.
- Cột bên (Sidebar): Các quảng cáo sidebar xuất hiện bên phải của trang Facebook, đối diện với nội dung chính.
- Stories: Quảng cáo trên Stories là các hình ảnh hoặc video ngắn được hiển thị tạm thời trên đầu trang bảng tin.
- Marketplace: Quảng cáo trên Marketplace, nơi người dùng có thể mua và bán hàng trên Facebook.
- Watch: Quảng cáo trên Watch, nơi người dùng có thể xem video trên Facebook.
- Trò chơi (Instant Games): Quảng cáo trên các trò chơi trên Facebook.
- Messenger: Quảng cáo trên Messenger, nơi người dùng có thể nhắn tin với nhau trên Facebook.
Ngoài các vị trí quảng cáo này, Facebook còn cung cấp các loại quảng cáo khác nhau như quảng cáo bình luận, quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo động, vv. Các vị trí quảng cáo phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục tiêu quảng cáo của bạn và đối tượng mà bạn muốn tiếp cận.
Chiến lược giá thầu khi quảng cáo trên Facebook
Đây đáng ra sẽ là một bài viết riêng nhưng trong khuôn khổ cung cấp kiến thức nền tảng cho các bạn mới bắt đầu đội ngũ biên soạn xin giới thiệu vắn tắt.
Chiến lược giá thầu là một phần quan trọng trong quảng cáo trên Facebook, nó giúp quảng cáo của bạn được hiển thị cho khách hàng mục tiêu mà không phải trả quá nhiều tiền. Dưới đây là một số chiến lược giá thầu phổ biến trên Facebook:
- Cost Per Click (CPC): Trả tiền cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn. Đây là một chiến lược phù hợp với các doanh nghiệp muốn tăng lượng truy cập trang web hoặc ứng dụng của mình.
- Cost Per Impression (CPM): Trả tiền cho mỗi lần quảng cáo được hiển thị trên bảng tin hoặc trong Stories của người dùng. Đây là một chiến lược phù hợp với các doanh nghiệp muốn tăng nhận thức thương hiệu của mình.
- Cost Per Action (CPA): Trả tiền cho mỗi lần người dùng thực hiện một hành động cụ thể trên trang web hoặc ứng dụng của bạn, chẳng hạn như đăng ký hoặc mua hàng. Đây là một chiến lược phù hợp với các doanh nghiệp muốn tăng doanh số bán hàng của mình.
- Thầu độc quyền (Bid Cap): Chiến lược này cho phép bạn thiết lập giới hạn tối đa cho giá thầu của mình, để tránh trả quá nhiều tiền cho mỗi lần nhấp chuột hoặc hiển thị quảng cáo.
- Thầu tối ưu (Optimized Bidding): Chiến lược này sử dụng thuật toán để tự động tối ưu giá thầu của bạn để đạt được mục tiêu quảng cáo của bạn, chẳng hạn như tăng lượng tương tác hoặc tăng doanh số bán hàng.
Khi lựa chọn chiến lược giá thầu, bạn nên xác định rõ mục tiêu quảng cáo của mình để chọn chiến lược phù hợp và giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo.