Giới thiệu về A/B testing facebook
A/B tesing là một tính năng trong trình quản lý quảng cáo của facebook giúp các nhà quảng cáo có thể chạy quảng cáo thử nghiệm với nhiều tiêu chí khác nhau để xem nhóm nào sẽ hiệu quả hơn cho chiến dịch của bạn.
Chạy quảng cáo thử nghiệm A/B testing rất phù hợp cho các cá nhân và doanh nghiệp mà chưa định hình được nhóm đối tượng mục tiêu, vị trí đặt, loại quảng cáo…tối ưu cho mình. Cùng khám phá 4 tiêu chí mà nhà quảng cáo có thể chạy thử nghiệm trên facebook.
1. Đối tượng (audience)
Từ trình quản lý quảng cáo khi chọn “Audience” thì facebook sẽ tạo ra 2 nhóm đối tượng A và B để các bạn cài đặt trong nhóm quảng cáo. Và đặc biệt 2 nhóm này các đối tượng xem quảng cáo sẽ không trùng lặp với nhau.
Tips: hãy chọn 2 nhóm KH có các tiêu chí hoàn toàn khác nhau, theo hành vi, sở thích để có thể tối đa được đo lường nhóm KH nào hiệu quả hơn
2. Mẫu quảng cáo (creative)
Chạy quảng cáo thử nghiệm trên facebook theo mẫu quảng cáo, với lựa chọn này facebook sẽ chia 2 mẫu quảng cáo khác nhau A và B trên cùng 1 nhóm quảng cáo
Dễ hiểu là cách này để giúp bạn đo lường được mẫu quảng cáo nào sẽ hiệu quả hơn. Với hình thức này thì recommend là chúng ta nên test quảng cáo theo 2 format quảng cáo khác nhau như single banner vs carousel hoặc single banner vs video, video vs carousel…
3. Vị trí đặt quảng cáo (placement)
Với việc chọn vị trí đặt facebook cho chúng ta chạy quảng cáo thử nghiệm A/B testing theo các vị trí quảng cáo hiện có trên facebook.
Ví dụ bạn cần kiếm tra xem vị trí đặt quảng cáo trên newsfeed của facebook so với Instagram hay trên newsfeed so với vị trí đặt ở “Network audience” ở đâu hiệu quả hơn.
4. Phân phối tối ưu quảng cáo (delivery optimization)
Đây là quảng cáo thử nghiệm A/B testing nâng cao, đòi hỏi các bạn có kiến thức nền tương đối vững trước khi muốn chạy thử nghiệm với hình thức này. Vui lòng tìm hiểu chi tiết tại đây
Cơ bản facebook sẽ cho nhà quảng cáo cài đặt nhóm quảng cáo A và B theo 2 hình thức tối ưu khác nhau để có thể xác định được hình thức phân phối nào hiệu quả hơn. Tuỳ theo mục tiêu ban đầu bạn chạy là quảng cáo tương tác, quảng cáo chuyển đổi conversion, quảng cáo traffic…mà sẽ có các hình thức tối ưu phân phối khác nhau để chạy A/B testing. Ví dụ minh hoạ như bên dưới
- Ví dụ 1: Quảng cáo thử nghiệm A/B testing với mục tiêu là “Conversion”
Chẳng hạn ở đây chúng ta có thể set nhóm A tối ưu quảng cáo theo chuyển đổi (conversion) và nhóm B theo xem trang đích (landing page views)
- Ví dụ 2: quảng cáo thử nghiệm với mục tiêu là tương tác bài viết
Tương tự, chúng ta thấy có các kiểu tối ưu theo các hình thức phân phối quảng cáo khác nhau. Với chạy quảng cáo thử nghiệm với mục tiêu là tương tác các bạn có thể set nhóm A với hình thức là tối ưu theo tương tác (like, share, comment…) và nhóm B là hình thức tối ưu theo số người tiếp cận (unique) mỗi ngày hoặc tối ưu theo lượt hiện thị.
Kết luận
Rất đa dạng và khá phức tạp với quảng cáo thử nghiệm trên facebook đúng không nào. Một bạn mới học về quảng cáo facebook thì có thể sẽ phải dành thời gian để nghiên cứu thêm.
Ở Việt Nam thì hầu hết các nhà quảng cáo thường chạy thử nghiệm theo “Audience” là chủ yếu, vì đây là nhân tố cơ bản nhất để dễ xác định KH mục tiêu của mình. Cá nhân mình cũng chưa chạy hết các loại A/B testing này 🙂