Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang “sống” dựa vào việc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên facebook, chỉ cần tạo một fanpage và tạo một tài khoản quảng cáo là có thể tiếp cận đến hàng triệu người dùng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chạy quảng cáo facebook hiệu quả. Thậm chí đã đổ rất nhiều tiền nhưng không đem lại kết quả như ý muốn.
Cùng tham khảo những yếu tố để tạo có thể chạy quảng cáo facebook hiệu quả
1. Xác định mục tiêu
Đây là câu hỏi đầu tiên mà chúng ta phải xác định được. Bạn muốn tăng tương tác cho bài viết, tăng page like, tăng sales hay tăng lượng khách hàng inbox?
Bất kể mục tiêu là gì thì facebook đều có giải pháp quảng cáo riêng cho từng mục tiêu bạn đề ra. Mình đã có chia sẻ và giải thích chi tiết ở mục quảng cáo facebook cho từng loại.
Việc xác định đúng mục tiêu và chọn đúng loại hình quảng cáo không những giúp bạn đạt được kết quả mà còn tiết kiệm chi phí.
2. Nhóm khách hàng mục tiêu
Yếu tố then chốt để tạo nên một chiến dịch facebook hiệu quả là chọn đúng khách hàng mà bạn nhắm đến. Khi cài đặt quảng cáo thì bạn có thể thấy hiện nay có hàng trăm ngàn các tiêu chí được facebook list ra sẵn để chúng ta chọn.
Cùng tìm hiểu lý do vì sao facebook định sẵn các tiêu chí này ở 2 ví dụ bên dưới.
Ví dụ 1: nếu để ý bạn vào một website chuyên bán hàng về nước hoa thì ngay tức khắc khi lướt facebook khả năng cao là bạn sẽ thấy hàng loạt các quảng cáo liên quan đến nước hoa.
Ví dụ 2: bạn lướt facebook và tương tác với một quảng cáo về thời trang bán quần áo. Thì cũng gần như chắc chắn bạn sẽ thấy một loạt các quảng cáo cùng ngành hàng tương tự.
Vậy có thể thấy cơ chế sắp xếp và phân loại khách hàng mục tiêu của facebook là dựa trên hành vi, sở thích và thói quen của bạn. Với ví dụ 1 khả năng cao là bạn sẽ nhắm trong nhóm có sở thích (interest) về nước hoa (perfurm) và với ví dụ 2 có thể bạn đang nằm trong nhóm có sở thích về thời trang (fashion) hoặc có hành vi (behavior) là tương tác (engage) với shop thời trang.
Nói như vậy để các bạn khi chạy quảng cáo trên facebook có thể hình dung được nhóm đối tượng của mình là gì và chúng ta sẽ lựa chọn từ trình quản lý quảng cáo của facebook như hình bên dưới.
Ngoài các tiêu chí về nhân khẩu học, sở thích, hành vi ra thì các bạn còn có thể nhắm đến nhóm khách hàng tuỳ chỉnh (custom audience) trên facebook. Chẳng hạn như có thể chạy quảng cáo tiếp cận lại nhóm khách hàng đã tương tác với fanpage, nhóm đã vào website, hoặc nhóm khách hàng upload từ máy tính lên (phone, email).
- Xem hướng dẫn tạo nhóm khách hàng tiềm năng trên facebook tại đây
3. A/B testing
Phải nói là đây là một tính năng rất hay mà facebook mang lại cho các nhà quảng cáo. Đặc biệt đối với những ai chạy lần đầu và chưa định hình được nhóm đối tượng, mẫu quản cáo, kiểu phân phối hay vị trí đặt quảng cáo nào là tối ưu cho mình.
Facebook cung cấp tính năng này để giúp chúng ta có thể xác định được đối tượng nào phù hợp và hiệu quả hơn cho sản phẩm dịch vụ của bạn sau khi chạy A/B testing. Tương tự cho các tiêu chí còn lại.
Các bạn thể tìm hiểu về quảng cáo thử nghiệm trên facebook tại đây
4. Cài đặt chuyển đổi với facebook pixel
Với facebook pixel sẽ giúp bạn biết được hành vi của khách hàng, đo lường traffic cũng như các sự kiện (event) trên website hay ứng dụng. Từ đó bạn có thể biết được hiệu quả quảng cáo và tạo tập khách hàng tuỳ chỉnh để phục vụ cho các chiến dịch remarketing
Facebook pixel gần như là bắt buộc khi bạn triển khai các loại quảng cáo conversion trên facebook hay quảng cáo catalog sản phẩm.
Về phần cài đặt event với facebook pixel mình có viết hướng dẫn rất chi tiết ở đây. Các bạn có thể tham khảo qua
5. Chạy quảng cáo re-targeting và re-engagement
Khi website bạn đã có một lượng traffic đủ lớn hoặc fanpage đã có nhiều người tương tác thì bạn cần nghĩ ngay đến chạy tiếp thị lại cho nhóm tối tượng này, một trong những campaign để giúp bạn chạy quảng cáo hiệu quả trên facebook.
- Retargeting: chạy quảng cáo tiếp cận lại nhóm khách hàng đã vào website/app hoặc đã có 1 hành động nào đó trên website/app (xem sản phẩm, thêm giỏ hàng…)
- Re-engagement: tiếp cận đối tượng khách hàng đã tương tác với fanpage của bạn như like, share, comment, nhóm khách hàng đã để lại thông tin qua chiến dịch lead form generation hoặc đã xem video…
6. Nội dung thông điệp quảng cáo
Bạn cần biết, Facebook có những tiêu chí để đánh giá mẫu quảng cáo của bạn để chấm điểm relevance score (điểm liên quan). Điểm này dựa trên các đánh giá và feedback của khách hàng theo 2 tiêu chỉ là “positive” (tích cực) và “negative” (tiêu cực).
Facebook không nói rõ ra là thế nào là hành động tiêu cực, thế nào là tích cực để từ đó chấm điểm, nhưng nếu bạn nào để ý tại tất cả các mẫu quảng cáo trên facebook luôn cho người dùng “report” nếu nó không liên quan đến mình.
Từ đây rút ra, nội dung quảng cáo của bạn là quan trọng đối với khách hàng thế nào, một banner được đầu tư về thiết kế, text copy nội dung có chiều sâu, sáng tạo sẽ thu hút được sự quan tâm và thị hiếu của khách hàng.
Quan trọng hơn, với các nội dung có điểm liên quan cao facebook sẽ ưu tiên mẫu quảng cáo hơn các đối thủ cùng ngành hàng, target audience nhưng lại có điểm liên quan thấp.
7. Ngân sách quảng cáo
Yếu tố cuối cùng để có thể chạy một chiến dịch quảng cáo trên facebook hiệu quả. Không có một guideline nào cho việc chi tiêu trên facebook mỗi ngày bao nhiêu là hiệu quả vì tuỳ thuộc vào ngành hàng, cá nhân hay công ty, doanh nghiệp lớn hay nhỏ.
Tuy nhiên, điều mình muốn chia sẻ ở đây đó là để có được hiệu quả hoặc để ít nhất biết được đâu là nhóm KH tối ưu cho mình, các bạn cần phải bỏ tiền ra trên facebook, hãy duy trì và tối ưu nó theo thời gian. Rất ngạc nhiên khi bạn mới bỏ ra 1-2 triệu tiền quảng cáo cho sản phẩm trị giá hàng trăm triệu mà chưa thấy tín hiệu thì đã “chạy làng” rồi.
Cũng có những sản phẩm, dịch vụ chạy quảng cáo facebook lần đầu bỏ tiền ra là có hiệu quả ngay tức khắc, đa phần mình quan sát đây là các sản phẩm mới, ít cạnh tranh và có mức giá tốt. Dĩ nhiên nhóm này không nhiều.
Lời kết
Trên đây là 7 yếu tố cốt lõi mà mình thấy cần thiết để đem lại một chiến dịch quảng cáo facebook hiệu quả dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Dĩ nhiên còn nhiều thứ khác nữa như lên kế hoạch, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, tối ưu landing pages…