Google Analytics 4 là gì? Cách cài đặt và sử dụng GA4 cơ bản

google analytics 4

Là dân chuyên làm về digital marketing thì có lẽ bạn không xa lạ thì với Google Analytics. Một công cụ miễn phí vô cùng mạnh mẽ của Google cung cấp để phân tích và đo lường website.

Google Analytics hiển thị những người đang truy cập, cách user truy cập vào website qua các channels (organic, paid hay social media…) hoặc cho bạn thấy khách hàng đến từ đâu, độ tuổi, giới tính, thiết bị và họ đanglàm gì trên website của bạn… Nhờ đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng dữ liệu này để tự tin tiến hành cải thiện chất lượng trang web của mình.

Vậy với Google Analytics 4 thì sao? Có gì đặc biệt và khác với bản thông thường. Hôm nay mình sẽ chia sẻ khá đầy đủ về GA4 và cách sử dụng như thế nào nhé.

Google Analytics 4 là gì

Google Anlytics 4 (GA4) là một công cụ miễn phí đến từ Google giúp phân tích trang web và cho phép bạn theo dõi cũng như đo lường lưu lượng truy cập và hành vi của người dùng trên trang web của mình. Nó được sử dụng trên 28,8 triệu trang web, chiếm 85,9% thị phần các công cụ phân tích trang web.

Google Analytics 4 (trước đây được gọi là Google Analytics với “app+ Web”) là một loại thuộc tính mới, với các báo cáo khác với những gì bạn thường thấy trong các thuộc tính Universal Analytics. Một lợi thế của thuộc tính Google Analytics 4 là bạn có thể sử dụng nó cho một trang web, một ứng dụng hoặc cả một trang web và ứng dụng cùng nhau. Thuộc tính Universal Analytics chỉ hỗ trợ các trang web.

Các bạn có thể theo dõi sự khác biệt giữa Universal Analytics với Google Analytics 4 tại đây

Tại sao bạn nên sử dụng Google Analytics 4

Mục đích bạn xây dựng trang web của mình chính là để thông báo cho cấc khach hàng tiềm năng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, từ đó biến họ hành những khách hàng trung thành. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả, bạn cần nắm được khách truy cập đến từ đâu, họ quan tâm đến điều gì nhất và làm cách nào để có thể biến họ thành những khách hàng trung thành. Bằng cách ghi lại và phân tích dữu liệu với GA4, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng chiến lược tiếp thị kỹ thuật số để thu hút nhiều khách hàng truy cập trang web và kiếm được nhiều tiền hơn.

Google Analytics 4 có miễn phí không?

Câu trả lời là nó hoàn toàn miễn phí, nhưng sẽ bao gồm giới hạn thu nhập và cấu hình. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không bao giờ vượt qua những giới hạn này. Nếu bạn thấy chưa yên tâm, hãy tìm kiếm dấu tích xanh bên cạnh mỗi tiêu đề báo cáo, nếu có màu xanh thì toàn bộ dự liệu website của bạn đã và đang được GA4 cung cấp đầy đủ.

Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn và cần những báo cáoc cụ thể hơn, chuyên sâu đặc biệt thì có thể sử dụng phiên bản trả phí.

Google Analytics 360 là phiên bản Google Analytics trả phí, có giá trung bình là 150.000 đô là mỗi năm. Dịch vụ này hỗ trợ lượng truy cập cấp doanh nghiệp lên đến 500 triệu lượt truy cập mỗi tháng, kết hợp với việc triển khai và hỗ trợ kỹ thuật từ chính Google team.

Cách thiết lập Google Analytics 4

Để tiến hành đo lường traffic vào website thì bạn cần phải cài đặt GA4, nói chung càng sớm thì sẽ càng tốt bạn sẽ xem được dữ liệu sớm nhất có

Hãy thực hiện theo ba bước sau để cài đặt và kiểm tra Google Analytics:

1. Tạo và thiết lập tài khoản Google Analytics

Thực hiện theo các hướng dẫn sau để tạo tài khoản của bạn một cách chính xác:

  1. Truy cập analytics.google.com.
  2. Nhấp vào “Start Mesuring”.
  3. Nhập tên tài khoản, nên xài tên công ty/tổ chức vì sau này bạn có thể tạo nhiều “property” (website/app) trên cùng 1 tài khoản
  4. Chỉnh sửa cài đặt chia sẻ dữ liệu (tùy chọn).
  5. Bấm Tiếp theo.
  6. Nhập tên property, có thể nhập domain/sub domain cho dễ nhớ
  7. Kiểm tra múi giờ báo cáo và đơn vị tiền tệ
  8. Nhấp vào Hiển thị tùy chọn nâng cao.
  9. Bật tùy chọn thành ‘Tạo thuộc tính University Analytics’ (Đây được coi là phương pháp hay nhất để kích hoạt các biện pháp nâng cao GA4.)
  10. Nhập URL của trang web.
  11. Bấm Tiếp theo.
  12. Nhập thông tin ngành và quy mô doanh nghiệp (tùy chọn).
  13. Nhấp vào Tạo.
  14. Chấp nhận Thỏa thuận điều khoản dịch vụ của Google Analytics
  15. Kiểm tra chi tiết luồng web (Đảm bảo mọi thứ đều chính xác, bao gồm những thứ như HTTP so với HTTPS và www so với không phải www. Những điều này có thể làm sai lệch độ chính xác của dữ liệu.)
Cài đặt Google Analytics 4
Cài đặt Google Analytics 4

2. Thêm thẻ GA4 vào trang web của bạn

Bạn cần cài đặt thẻ GA trên trang web của mình trước khi Google Analytics có thể thu thập bất kỳ dữ liệu nào. Cách đơn giản nhất để làm điều này phụ thuộc vào thiết lập trang web của bạn.

Nếu bạn đang sử dụng WordPress…

  1. Cài đặt plugin Google Analytics GA
  2. Đi tới cài đặt plugin.
  3. Sao chép ID đo lường của bạn từ Google Analytics.
  4. Dán ID đo lường vào hộp ID theo dõi GA trong cài đặt plugin.
  5. Chọn Thẻ bên toàn cầu từ các tùy chọn Phương pháp theo dõi.
  6. Nhấp vào Lưu thay đổi.

Nếu bạn đang sử dụng Wix…

  1. Chuyển đến Tích hợp tiếp thị.
  2. Trong Google Analytics, hãy nhấp vào Kết nối.
  3. Nhấp vào Kết nối Google Analytics.
  4. Dán ID Đo lường của bạn từ Google Analytics vào cửa sổ hiện lên.
  5. Đánh dấu vào ô Ẩn danh IP nếu bạn muốn ẩn địa chỉ IP của khách truy cập khỏi Google.
  6. Nhấp vào Lưu.

Nếu bạn đang sử dụng CMS / nền tảng khác…

Google có các liên kết đến trang hướng dẫn cho hầu hết các CMS tại đây. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy rằng không phải tất cả các nền tảng đều cung cấp hỗ trợ gốc cho ID “G-” mới trong GA4. Vì vậy, trong một số trường hợp, bạn sẽ cần cài đặt thủ công bằng cách sao chép mã gtag.js đầy đủ vào phần trên trang web của mình.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Trình quản lý thẻ của Google (GTM). GTM là một tùy chọn hơi nâng cao cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên, đó là phương pháp ưa thích của minhf để thêm thẻ trên trang vì qua GTM thì bạn có thể thêm được nhiều thẻ khác nhau mà không cần cài trực tiếp trên website.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Google Tag Manager là gì ở các bài đọc trên website digital-marketing.

3. Kiểm tra thiết lập của bạn

Google Analytics xảy ra lỗi khi theo dõi là điều bình thường, vì vậy quan trọng là bạn phải kiểm tra lại thiết lập của mình trước khi kết thúc một ngày làm việc.

Có một số cách để thực hiện việc này, nhưng cách đơn giản nhất cho đến thời điểm hiện tại là sử dụng tiện ích mở rộng Tag Assistant. Hiện tiện ích này vẫn hoạt động và cho phép tải xuống

Dưới đây là cách kiểm tra thiết lập của bạn với tiện ích mở rộng

  1. Cài đặt tiện ích mở rộng.
  2. Mở trang web của bạn.
  3. Nhấp vào biểu tượng của tiện ích mở rộng trong thanh trình duyệt của bạn.
  4. Nhấp vào Bật và làm mới trang web của bạn.
  5. Nếu bạn cài đặt không chính xác, thẻ sẽ có màu đỏ và
  6. Nhưng nếu được cài đặt chính xác, thẻ của bạn sẽ có màu xanh lá và mặt cười như bên dưới
Tag Assistant

Cách sử dụng Google Analytics 4

Sau khi mọi thứ được thiết lập chính xác, có thể bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để sử dụng thứ này. Câu hỏi này là một câu hỏi khó trả lời vì không có duy nhất một cách nào để sử dụng Google Analytics. Nó có thể cho bạn biết hàng trăm điều về trang web của bạn, vì vậy cách bạn sử dụng nó sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu mà bạn cần biết.

Vì lý do đó, thay vì cố gắng giải thích từng báo cáo ở đây, tôi sẽ chỉ đề cập đến những điều cơ bản về cách bạn có thể sử dụng GA4 để hiểu cách người dùng truy cập vào trang web của bạn, họ làm gì ở đó và hành trình đa kênh mà khách hàng thực hiện cho đến khi chuyển đổi.

Aquisition report

Báo cáo chuyển đổi cho bạn biết cách người dùng truy cập vào trang web của bạn. Trong GA4, điều này được tách thành hai danh mục: Chuyển đổi người dùng và Chuyển đổi lưu lượng truy cập.

Báo cáo chuyển đổi người dùng dựa trên mức độ tương tác của người dùng, trong khi chuyển đổi lưu lượng truy cập dựa trên mức độ tương tác của phiên truy cập. Sự khác biệt này rất quan trọng vì một người dùng có thể có nhiều phiên truy cập. Vì lý do này, chúng tôi sẽ giải thích báo cáo Chuyển đổi người dùng.

Để đến báo cáo Chuyển đổi người dùng:

  1. Đăng nhập vào Google Analytics.
  2. Nhấp để mở rộng life-cycle report
  3. Chọn Aquisition
  4. Chọn theo các chế độ xem overview hoặc theo user acquisition hoặc traffic acquisition

Bạn có thể segment report theo các yếu tố như nhân khẩu học (demographics), devices hoặc custom event để filter trong report này.

Aquisition report trong GA 4

Engagement report

Báo cáo tương tác cho bạn biết người dùng làm gì trên trang web của bạn. Mức độ tương tác được đo bằng khoảng thời gian trung bình mà unique user sử dụng website lướt 90% nội dung của trang.

Ngoài ra Engagement report trong GA4 cũng cho bạn rất nhiều các thông số quan trọng để đo lường các chỉ số website

  • Event: bao gồm các even mặc định và các custom event mà bạn đã cài đặt
  • Conversion: report về chuyển đổi mà bạn đã cài thành công
  • Page & screen: peport về các trang/màn hình mà khách hàng truy cập nhiều nhất

Để đến báo cáo này các bạn truy cập giống như hình ở trên

  1. Đăng nhập vào Google Analytics.
  2. Truy cập vào life-cycle report
  3. Chọn “Engagement” section
  4. Chọn các report theo các tiêu chí có sẵn

Với Engagement report trong GA4 thì bạn cũng sẽ dễ dàng thực hiện các chức năng filter và so sánh khác nhau. Ví dụ, bạn có thể so sánh theo khu vực, độ tuổi, giới tính, thiết bị, ngôn ngữ, source/medium…

Dưới đây là một ví dụ về so sánh chuyển đổi mà mình sử dụng theo “city”. Ở đây mình muốn biết website mình có bao nhiêu chuyển đổi từ “TP Hồ Chí Minh” so với tổng traffic mang lại chuyển đổi.

Engagement report trong GA4
Engagement report trong GA4

Monetization

Một phần mà mình rất thích trong GA4 đó là Monetization. Đây là tính năng trong GA4 cho phép bạn đo lường doanh thu mua hàng, quảng cáo và lượt đăng ký trên website. Đây là report giúp bạn xem cách người dùng tương tác với các mặt hàng và thêm chúng vào giỏ hàng của họ cũng như hoàn thành các bước trong kênh thanh toán.

Dữ liệu “Monetization” trong GA4 có thể giúp bạn hiểu hành vi của người tiêu dùng và nâng cao chiến lược bán hàng của mình.

Monetization trong Ga4
Monetization trong GA4

Đây là tính năng rất phù hợp để sử dụng cho các website thương mại tiện tử, một số báo cáo chính mà Monetization cung cấp cho bạn bao gồm

  • Lượt mua hàng thành công
  • Doanh thu
  • Lượt chuyển đổi của mỗi sản phẩm
  • Doanh thu trên mỗi sản
  • Xem funnel từ view product -> add to cart -> initiate checkout -> payment

Dĩ nhiên muốn có các thông số này thì các bạn cần cài đặt các event tương ứng trên GA4 cho website.

Cải thiện website với Google Analytics 4

Thiết lập Google Analytics và hiểu cách định cấu hình báo cáo chỉ là bước khởi đầu. Lợi thế của việc học cách sử dụng GA4 là bạn có thể dựa trên các con số để tối ưu hóa hiệu suất website và hỗ trợ đưa ra quyết định trong marketing.

Nếu bạn vừa cài đặt Google Analytics, bạn cần đợi ít nhất 24–48 giờ để dữ liệu được đưa vào báo cáo. Về data để sử dụng để phân thích thì mình nghĩ nên đợi khoảng 1 tháng để nó trở nên có tính thuyết phục cơn

Dưới đây là ba cách đơn giản để bạn có thể sử dụng dữ liệu trong Google Analytics để cải thiện trang web của mình.

Channel mang lại nhiều traffic nhất?

Ở cấp độ rất cơ bản, tiếp thị bằng công cụ tìm kiếm là thu hút nhiều hơn người dùng tham gia vào một trang web. Để làm được điều này, ngay từ đầu bạn cần biết kênh nào đang mang lại nhiều lưu lượng truy cập nhất.

Dưới đây là cách tìm các marketing channel hoạt động tốt nhất

  1. Chuyển đến báo cáo User Acquisition trong User Acquisition
  2. Filter cột đầu tiên theo New Users
  3. Nhấp vào tiêu đề “new users” để sắp xếp bảng theo thứ tự giảm dần theo lưu lượng truy cập.
Acquisition channel trong GA4
Acquisition channel trong GA4

Đây là các channels mang lại nhiều người dùng mới nhất (khách truy cập lần đầu) vào trang web của bạn. Khám phá các chỉ số khác trong bảng để hiểu thêm về đóng góp của từng channesl vào hiệu suất trang web của bạn.

Ví dụ: nhấp vào tỷ lệ tương tác hoặc thời gian tương tác trung bình cho bạn biết kênh nào đang giành được niềm tin của khách truy cập. Như ví dụ ở trên thì có thể thấy là kênh trả phí (cpc) đang có tỉ lệ tương tác tốt nhất, trong khi đó zalo và organic có tỉ lệ tương đồng (47%)

Tỷ lệ tương tác là phần trăm số phiên (session) đã tương tác với trang web của bạn chia cho tất cả các phiên (all session). Ngược lại, thời gian tương tác là khoảng thời gian trung bình mà trang web của bạn ở đầu cửa sổ trình duyệt của người dùng.

Trang có nhiều user truy cập nhất

Hiểu nội dung nào mang lại nhiều lưu lượng truy cập không phải trả tiền nhất sẽ giúp bạn tinh chỉnh chiến lược tiếp thị nội dung của mình.

Đây là cách thực hiện:

  1. Chuyển đến báo cáo Pages and Screens  trong phần  Engagement.
  2. Nhấp vào All Users ở đầu màn hình.
  3. Chọn dimension là First user medium..
  4. Chọn dimention value là Organic.
  5. Nhấp vào Apply
  6. Filter theo chế độ giảm dần

Các bạn có thể thấy các trang mang lại traffic tự nhiên có nhiều user mới nhất. Từ đó bạn có thể tìm cách tối ưu hơn và làm nó tốt hơn để mang lại giá trị cho mình. Hoặc có thể sẽ muốn tạo nhiều bài viết như thế này…

Pages and Screens report GA 4

Mặt khác, hãy nhấp vào tiêu đề lần thứ hai để sắp xếp bảng theo giá trị tăng dần. Nếu có các trang đích không phải trả tiền không có lưu lượng người dùng, bạn sẽ muốn đánh giá lại mức độ liên quan của chúng với mục tiêu kinh doanh và điều chỉnh chiến lược của mình cho phù hợp. Điều này có thể bao gồm việc chỉnh sửa lại nội dung hoặc xóa nó khỏi trang web của bạn.

Khách hàng chủ yếu ở khu vực nào?

Nếu bạn đang đầu tư vào quảng cáo hoặc SEO nhiều vị trí, bạn cần thông tin chi tiết về vị trí cụ thể để hiểu nơi nào cần tăng hoặc giảm các nỗ lực tiếp thị. Bạn có thể sử dụng báo cáo chi tiết Nhân khẩu học.

Đây là cách thực hiện:

  1. Chuyển đến báo cáo Demographic details  trong Demographic details .
  2. Sắp xếp bảng theo tỷ lệ tương tác, sự kiện cụ thể hoặc tổng doanh thu.

Báo cáo này sẽ rất hữu ích để giúp bạn tinh chỉnh mục tiêu quảng cáo nhắm vào vị trí địa lý. Nếu bạn muốn phân đoạn cụ thể hơn, hãy nhấp vào mục Quốc gia được thả xuống trong cột đầu tiên của bảng và thay đổi nó thành Thị trấn / Thành phố hoặc Khu vực.

Lời cuối

Theo cá nhân mình thấy thì GA4 dễ sử dụng và giao diện thân thiện hơn rất nhiều so với Universal Analytics. Dù vẫn duy trì Universal Analytics report cho các website đang sử dụng nhưng Google đang khuyến khích các doanh nghiệp switch qua GA4 hết. Hiện tại default khi tạo thì sẽ là màn hình của GA4.

Mình rút một số kết luận như sau

  • Giao diện đơn giản và dễ nhìn hơn
  • Tốc độ xử lý dữ liệu được cải thiện đáng kể
  • Tích hợp report cho web/app trong cùng một dashboard
  • Cung cấp các template report có sẵn, rất dễ custom theo ý mình

Đây chỉ mới là bài cơ bản về GA4 để các bạn tìm hiểu, mình sẽ giới thiệu sâu hơn về tính năng và cách cài đặt các event trên GA4 chi tiết nhé.

5/5 - (7 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *