Trước khi đi sâu về nội dung bài viết này thì mình cho rằng quảng cáo trên Google có thể nói là channel mang lại hiệu quả nhất hiện nay theo mặt bằng chung (personal perspective view). Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về Google ads và muốn hiểu được cách mô hình cũng như cách vận hành của Google Ads thì đây chính là bài viết dành cho bạn.
Với những bạn đã biết cơ bản rồi thì các bạn có thể xem chi tiết ở mỗi loại hình quảng cáo như Search, Display, Smart Display, App…ở các bài viết riêng cùng chuyên mục mà đội ngũ biên tập viên có chèn link.
Giới thiệu về quảng cáo Google
Google là một trong những kênh quảng cáo số 1 tại Việt Nam hiện nay. Không chỉ về đa dạng các loại hình quảng cáo nhưng còn hỗ trợ rất nhiều mục tiêu marketing cho doanh nghiệp từ quảng bá thương hiệu cho đến bán sản phẩm, dịch vụ qua Google.
Là người từng làm việc trực tiếp với đội ngũ của Google cho các dự án có ngân sách lớn, mình nhận thấy rằng kiến thức nền tảng (fundamental) là cực kỳ quan trọng. Nó là yếu tố dẫn đến mọi tư duy và mindset của bạn trong quảng cáo (vốn là yếu tố then chốt trong việc set up campaign). Yếu tố này bị nhiều bạn trẻ hiện nay bỏ qua và phớt lờ hoặc không hiểu sâu đến mức cần thiết.
Ở mục này mình và đội ngũ của diễn đàn sẽ hướng dẫn qua về các loại quảng cáo trên Google và cách chúng hoạt động (cơ bản). Còn chuyên sâu hơn như mình đã chia sẻ ở trên, chúng ta sẽ có hướng dẫn riêng cụ thể cho từng loại chiến dịch và mục tiêu.
Các hình thức quảng cáo trên Google
1. Quảng cáo từ khoá
Hình thức giúp đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp lên trang tìm kiếm của Google bằng hình thức trả phí thông qua các từ khoá liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ minh hoạ như bên dưới.
Quảng cáo từ khoá là loại quảng cáo phổ biến nhất hiện nay trên Google tại Việt Nam. Theo cá nhân mình đây không chỉ là loại quảng cáo hay nhất và mà còn là hiệu quả nhất.
Quảng cáo Google Search hay quảng cáo tìm kiếm từ khoá của Google là cách mà bạn tìm kiếm được khách hàng tìềm năng thực sự nhất. Lý do đơn giản vì họ đang đi tìm bạn chứ không phải bạn đang đi tìm họ, đó là sự khác biệt lớn nhất
John Kenerdy – Performance Expert
Để chạy quảng cáo từ khoá trên Google hiệu quả thì chúng ta cần tìm hiểu về các chủ đề như bên dưới
- Kế hoạch và mục tiêu chạy Google search
- Loại từ khoá và hiểu về cách trigger từ khoá
- Chiến lược giá thầu, già thầu tự động
- Kỹ thuật tối ưu campaign
- Hướng dẫn các chiến dịch nâng cao
2. Quảng cáo hiển thị (GDN)
Quảng cáo hiện thị GDN viết tắt là Google Display Network là loại quảng cáo giúp bạn đưa sản phẩm, dịch vụ của mình lên các nền tảng của Google (Youtube, Gmail…) hoặc lên các website (publisher) hoặc các ứng dụng là đối tác của Google. Hình thức hiện thị của quảng cáo GDN là các banner hình ảnh và video.
2.1 Display Ads
Với quảng cáo hiển thị GDN, đây là một chuyên mục rất rộng và thực sự là có rất nhiều đề tài để chia sẻ và thảo luận. Ở Việt Nam thì để chạy quảng cáo GDN hiệu quả là một vấn đề nan giải mà nhiều bạn làm về digital đang gặp phải. Có một số chủ đề các bạn cần tìm hiểu như:
- Cách thiết lập một chiến dịch quảng cáo hiện thị
- Xác định mục tiêu để chạy quảng cáo
- Tối ưu hoá chiến dịch
- Chiến dịch hiện thị thông minh
2.2 Smart Display
Chiến dịch quảng cáo Smart Display Google Ads là một hình thức quảng cáo trên nền tảng Google Ads nhằm hiển thị quảng cáo trên các website, ứng dụng và video trên internet. Chiến dịch này sử dụng công nghệ học máy để đưa ra các quyết định thông minh về mục tiêu đối tượng khách hàng, vị trí hiển thị quảng cáo và nội dung quảng cáo.
Chiến dịch quảng cáo Smart Display cho phép người quảng cáo tùy chỉnh các yếu tố quan trọng như tiêu đề, hình ảnh, văn bản quảng cáo và đối tượng khách hàng tiềm năng. Người quảng cáo có thể sử dụng nhiều tùy chọn định vị quảng cáo, bao gồm quảng cáo trên website, trong video YouTube và trong các ứng dụng.
3. Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (UAC)
Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Universal Campaigns App) là chiến dịch mà Google dành riêng để chạy quảng cáo cho app, bao gồm 2 mục tiêu chính là tăng lượt tải ứng dụng và tăng chuyển đổi (in app action).
Với hình thức quảng cáo này thì hiện nay nhiều doanh nghiệp ở Việt nam đã bắt đầu triển khai rồi.
Chiến dịch quảng cáo ứng dụng Google Ads cho phép người quảng cáo sử dụng nhiều loại quảng cáo khác nhau như quảng cáo trên Search, Display, YouTube và Universal App Campaigns. Người quảng cáo cũng có thể sử dụng các tính năng đặc biệt của Google Ads để tối ưu chiến dịch, ví dụ như remarketing, tìm kiếm từ khóa, A/B testing và đo lường hiệu quả quảng cáo.
4. Chiến dịch quảng cáo thông minh
Chiến dịch quảng cáo thông minh của Google (smart campaign). Đây là chiến dịch kết hợp giữa text và banner hiện thị across trên nhiều platform khác nhau, kể cả trên mạng tìm kiếm.
- Lưu ý: chiến dịch thông minh (smart campaign) hoàn toàn khác với chiến dịch hiển thị thông minh (smart display campaign) nên các bạn đừng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này.
5. Chiến dịch quảng cáo video
Đây là hình thức quảng cáo video trên Youtube, trước đây thì cáo quảng video trên youtube là với mục đích chính là để tăng video và quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp là chính. Tuy nhiên gần đây Google đã cho phép có thể chạy quảng cáo trên youtube mới mục tiêu là mang lại chuyển đổi.
- Xem giới thiệu về Youtube trueview conversion campaigns
Giới thiệu về objective khi quảng cáo trên Google
Trên trình quản lý quảng cáo của Google hiện đang hỗ trợ rất nhiều mục tiêu để phục vụ cho nhiều mục đích quảng cáo của doanh nghiệp. Chúng ta cùng tìm hiểu như bên dưới.
Hiện tổng cộng có 6 mục tiêu mà Google định sẵn cho các doanh nghiệp. Nên nhớ là với mỗi mục tiêu khác nhau thì Google sẽ hỗ các hình thức quảng cáo khác nhau.
Lưu ý: các type of objective (loại mục tiêu) có thể thay đổi tùy theo update của Google nên không phải lúc nào cũng chính xác 100% theo 6 mục tiêu bên dưới.
1. Doanh số (sales)
- Mục đích: tăng doanh số bán hàng trên website
- Các loại quảng cáo hỗ trợ: quảng cáo từ khoá (search), hiện thị (display), Video, Shopping và quảng cáo thông minh (smart)
Các chiến dịch quảng cáo Sales trên Google Ads thường tập trung vào các loại quảng cáo như Shopping Ads, Search Ads và Display Ads. Người quảng cáo có thể tùy chỉnh quảng cáo dựa trên các tiêu chí đối tượng khách hàng, từ vị trí địa lý đến độ tuổi và sở thích, nhằm tăng khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua hàng.
2. Khách hàng tiềm năng (lead)
Mục tiêu lead trong Google Ads là thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, như tên, địa chỉ email, số điện thoại hoặc các thông tin khác, từ đó tạo ra danh sách khách hàng tiềm năng để liên lạc hoặc tiếp cận sau này. Mục tiêu này thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo của các doanh nghiệp muốn xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và có kế hoạch tiếp thị dài hạn.
- Mục đích: tăng lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ
- Các loại quảng cáo trợ: Search, Display, Video, Shopping và Smart campaigns.
Lead ở đây có nhiều định nghĩa nhưng dừng ở mức là “khách hàng tiềm năng” khác với mục tiêu sales là tạo ra doanh số trực tiếp. Bạn cần phân biệt 2 khái niệm này để lên kế hoạch cho phù hợp
3. Lượt truy cập website (traffic)
Mục tiêu Traffic thường được sử dụng khi bạn muốn tăng lượng truy cập trang web của mình, đặc biệt là trong các trường hợp mới ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi sử dụng mục tiêu này, bạn có thể sử dụng nhiều loại quảng cáo khác nhau như quảng cáo trên Search, Display, Shopping, YouTube hoặc Discovery để thu hút khách hàng đến trang web của bạn.
- Mục đích: tăng lượng khách truy cập vào website qua các hình thức quảng cáo
- Loại quảng cáo hỗ trợ: Search, Display, Shopping và Video
4. Tăng nhận thức về sản phẩm và thương hiệu
Mục tiêu product awareness trong Google Ads là tăng cường nhận thức về sản phẩm của bạn đối với khách hàng tiềm năng và tạo ra sự quan tâm đến sản phẩm của bạn. Trong chiến dịch này, các quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trên các kênh quảng cáo của Google như Google Search, Google Display Network, YouTube và Google Shopping, để tăng cường sự nhận thức về sản phẩm của bạn.
- Mục đích: khuyến khích khách hàng khám phá về sản phẩm và dịch vụ của bạn
- Loại quảng cáo hỗ trợ: quảng cáo hiện thị GDN và Video
5. Quảng bá hình ảnh thương hiệu (brand awareness and reach)
Mục tiêu awareness (nhận thức thương hiệu) trong Google Ads là một trong những mục tiêu quảng cáo được đặt ra nhằm tăng cường sự nhận thức về thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của người quảng cáo đối với khách hàng tiềm năng. Mục tiêu này thường được áp dụng trong giai đoạn đầu của quá trình marketing, khi người quảng cáo muốn đưa thương hiệu của mình tới đông đảo khách hàng tiềm năng, nhưng chưa có nhu cầu cụ thể về sản phẩm/dịch vụ.
- Mục đích: tiếp cận khách hàng nhiều nhất có thể và xây dựng thương hiệu
- Loại quảng cáo hỗ trợ: quảng cáo hiện thị GDN và Video
6. Quảng cáo ứng dụng (App)
Mục tiêu tăng lượt cài đặt ứng dụng trên Google Ads là một trong những mục tiêu phổ biến nhất của các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng này. Để đạt được mục tiêu này, người quảng cáo cần tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo để thu hút được sự chú ý của đối tượng khách hàng tiềm năng và đưa họ đến trang tải ứng dụng.
- Mục đích: tăng lượt cài đặt app và tăng lượt tương tác qua app
- Loại quảng cáo hỗ trợ: chiến dịch ứng dụng toàn cầu
Làm sao để chạy quảng cáo Google hiệu quả
Đây là một câu hỏi lớn, với cá nhân mình trong các lĩnh vực về Digital marketing thì có thể nói là tự tin nhất ở quảng cáo Google nhưng cũng còn rất nhiều cái mới cần phải trau dồi mỗi ngày để có thể nắm kịp xu hướng và có các giải pháp hiệu quả.
Vì vậy để chạy quảng cáo Google hiệu quả, với hơn 6 năm kinh nghiệm chạy nhiều dự án lớn nhỏ từ 100$-200$ cho đến 100.000$ – 500.000$ thì có một vài lời khuyên nhỏ cho các bạn bên dưới như sau:
- Học lý thuyết: hãy tìm hiểu kỹ về kiến thức căn bản trước với các loại hình quảng cáo trên Google
- Thực hành nhiều: sau khi đã hiểu về lý thuyết thì hãy cố gắng tự cài đặt các chiến dịch cơ bản cho mình để kiểm tra thử. Sẽ mất một khoản chi phí nhưng sẽ không đáng kể với trải nghiệm bạn có được
- Chạy thực tế: có thể chạy cho công ty hoặc freelance để lấy kinh nghiệm, va chạm với nhiều case cụ thể để có kinh nghiệm thực tế.
- Tracking: tìm hiểu thêm về cách cài đặt conversion, Google Tag Manager, Firebase, Appsflyer…
- Học chuyên gia: bạn có thể tìm đến các expert để học hỏi thêm
Lời kết
Quảng cáo Google rất đa dạng, cùng một mục tiêu nhưng sẽ có nhưng tư duy (mindset) và chiến lược khác nhau cho cùng một đích đến. Ai giỏi hơn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, tiết kiệm chi phí nhiều hơn.
Quảng cáo trên Google cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và manage thường xuyên hơn. Nắm rõ và thực hành trôi chảy toàn bộ quảng cáo trên Google thì các bạn cũng không sợ thất nghiệp nữa.
Chúc các bạn thành công.