Schema markup là gì? 6 loại schema giúp tăng traffic tốt nhất

schema markup

Để nâng cao hiệu suất SEO thì việc dành thời gian thêm markup schema.org vào trang web của mình gần như là điều bắt buộc. Với schema – có thể giúp các trang đó xuất hiện trong rich result (kết quả tìm kiếm nhiều định dạng), phù hợp với mong muốn của người dùng và khiến họ dễ bấm vào hơn.

Mình thấy một số bạn làm SEO hơi do dự trong việc add schema vào website, cho dù biết rằng schema là thứ quan trọng, nhưng lại bỏ qua việc thêm markup vào trang web (hoặc mặc định việc đó cho plugin). Ngoài có thể không thực sự hiểu schema là gì và cách nó có thể giúp tăng lưu lượng truy cập tự nhiên thông qua tìm kiếm.

Như trong bài kỹ thuật SEO onpage thì mình đã chia sẻ thì khi làm SEO bạn cần hiểu về schema và tính năng mà nó có thể tăng khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm. Hôm nay mình sẽ chia sẻ bài viết này về schema với các nội dung chính bên dưới

  • Markup schema.org là gì và vì sao nó lại quan trọng đối với các công cụ tìm kiếm.
  • schema.org giúp tăng hiệu suất SEO như thế nào.
  • Các loại schema khác nhau và cách chọn loại schema tốt nhất cho trang web của bạn.
  • Cách thêm schema markup vào trang web mà không cần tham khảo ý kiến của nhà phát triển web.

Schema markup là gì?

Schema.org markup là một bảng từ vựng dùng chung của định dạng Microdata giúp các công cụ tìm kiếm lớn hiểu rõ hơn về nội dung trên trang web.

Từ vựng schema bao gồm các cách cấu trúc dữ liệu cụ thể về người, địa điểm và sự vật. Khi trình thu thập thông tin của Google tìm thấy một loại schema cụ thể trên trang web của họ, nó sẽ giúp họ hiểu nội dung đó có nghĩa là gì và những loại rich results nào cần hiển thị.

Trang web Schema.org ước tính rằng chỉ có khoảng 10 triệu trang web dùng schema. Trong không gian internet rộng lớn thì đó là một tỷ lệ khá nhỏ.

Vậy thì những người làm digital marketing bỏ thời gian đưa schema vào trang web của mình thậm chí còn có nhiều cơ hội để xếp hạng cao hơn và vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khi được tìm kiếm.

Dưới đây là một ví dụ về website của một trung tâm huấn luyện chó có sử dụng schema markup

Ví dụ về schema markup
Ví dụ về schema markup

Có thể thấy khi tìm kiếm với từ “trung tâm huấn luyện chó” thì ngoài nội dung meta description thì Google còn hiện thị thêm giá của các loại chó, sitelink nội bộ trong bài và điểm bầu chọn. Rất lợi hại đúng không nào?

Lợi ích SEO của schema markup là gì?

Giá trị chính được đề xuất của schema markup là nó cho phép trang web của bạn xuất hiện trong các công cụ tìm kiếm với nội dung nhiều đa dạng và hấp dẫn hơn với các website khác. Lấy ví dụ mình vừa làm ở trên.

Có thể thấy là việc thêm schema vào website làm cho không gian xuất hiện trên trang tìm kiếm của bạn rộng hơn và nổi bật hơn so với các đối thủ chính. Lợi ích là Schema markup mang lại bao gồm:

  • CTR (tỷ lệ nhấp) cao hơn: mức CTR trung bình cho rich result là 58% so với 41% cho các kết quả không nhiều định dạng. Đối với một số loại rich result, CTR có thể tăng lên tới 87%.
  • Cải thiện mục tiêu: Nếu bạn đang cố gắng thu hút người dùng đặt trước sự kiện, mua sản phẩm hoặc đặt chỗ, rich result có thể giúp bạn tiếp cận những đối tượng đang có dự định đó.
  • Nhận diện thương hiệu: Xuất hiện ở đầu trang và trong một không gian nổi bật hơn có thể giúp thương hiệu của bạn dễ nhận ra hơn.
  • Nhận CTA (kêu gọi hành động) từ Google: Một số kết quả rich result đi kèm với các CTA như “Gọi” hoặc “Nhận ngay” vốn có thể giúp tăng số lần nhấp và chuyển đổi.

Khi làm SEO tổng thể việc add schema cho toàn trang có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất của organic search.

Các loại Schema markup phổ biến

Khoảng một phần ba kết quả tìm kiếm của Google chứa rich result. Rich result không chỉ trông hấp dẫn hơn trong SERP mà còn nhanh chóng cung cấp cho người dùng thông tin chính xác mà họ đang tìm kiếm. Tham khảo cách test Rich result cho một URL tại đây

Trở lại ví dụ về chủ đề “huấn luyện chó” ở ví dụ trên khi mình tìm kiếm bằng từ khóa “trung tâm huấn luyện chó” thì Google cho ra kết quả là các trung tâm dạy chó ở TPHCM. Nhưng lần này khi mình test “giá huấn luyện chó” thì kết quả lại khác đi chút xíu

Ví dụ khác về Schema markup

Như vậy với hành vi tìm kiếm về giá thì Google cho hiện thị một loạt bảng giá nằm trong bài viết ra kết quả tìm kiếm. Rất hay đúng không nào?

Vì Google thích làm cho việc tìm kiếm trở nên đơn giản và dễ dàng nhất có thể cho người dùng, nên có khả năng Google sẽ tiếp tục thêm các loại rich result khác nhau để phù hợp với các loại tìm kiếm khác nhau mà mọi người thực hiện trên internet.

Google hiện có hơn 30 loại rich result khác nhau. Dưới đây là một số loại phổ biến nhất mà bạn có thể đã thấy xuất hiện trong kết quả tìm kiếm trên Google của mình:

  • Article
  • Breadcrumb
  • Event
  • FAQ
  • How-to
  • JobPosting
  • Logo
  • Product
  • Q&A
  • Review Snippet
  • Video

Với các Schema về sản phẩm, việc làm và sự kiện, và từ đầu năm nay là các trang web giáo dục, Google dường như sẽ không ngừng tăng các rich result trong thời gian tới.

Điều đó có nghĩa là nếu trang web của bạn chưa xuất hiện trong rich result thì bạn đang bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để trở nên nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.

Nhưng các doanh nghiệp không cần phải thêm mọi loại schema vào trang web của mình. Lĩnh vực bạn đang tham gia và loại nội dung trên trang web của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc schema markup nào sẽ có lợi nhất cho thương hiệu của bạn.

6 loại Schema tối ưu cho doanh nghiệp nhỏ

Xem xét một cách toàn diện thì có một số loại schema thiết yếu mà hầu hết mọi doanh nghiệp từ nhỏ đến vừa nên thêm vào để cải thiện hiệu suất SEO, khả năng nhận diện thương hiệu và tỷ lệ chuyển đổi.

Nếu có nội dung nào trên trang web của bạn phù hợp với một trong các loại schema bên dưới thì thương hiệu của bạn có thể được hưởng lợi từ việc thêm schema markup tương ứng vào trang.

1. Organization schema markup

Schema tổ chức kết hợp thông tin cần thiết về doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn vào một bảng thông tin xuất hiện phía bên phải của kết quả tìm kiếm.

Bảng thông tin này sẽ hiển thị cho các truy vấn tìm kiếm chứa tên thương hiệu của bạn.

Dưới đây là một số lợi ích cụ thể từ việc thêm loại schema tổ chức vào trang web của bạn:

  • Nhận diện thương hiệu: Vì schema tổ chức hợp nhất thông tin chính về thương hiệu của bạn như tên, logo, người sáng lập, địa điểm và dịch vụ cung cấp nhân diện thương hiệu tổng thể.
  • Theo dõi trên mạng xã hội: Bằng cách kết hợp các liên kết đến hồ sơ mạng xã hội trong bảng thông tin, bạn có thể tạo thêm liên kết đến các trang mạng xã hội của mình cũng như thu hút nhiều người theo dõi và tương tác hơn.
  • Quản lý danh tiếng: Đối với các doanh nghiệp có thương hiệu có nhận diện tốt và do đó nhiều người khác trên internet đăng nội dung có tên thương hiệu của họ, schema có thể giúp quản lý danh tiếng bằng cách giúp hướng người dùng đến thông tin mà bạn muốn họ tập trung vào và hiểu về doanh nghiệp của bạn.

2. Schema markup cho local business

Đây là kiểu Schema giúp mang lại cuộc gọi hoặc đặt chỗ trực tiếp mà không nhất thiết phải truy cập website.

Google biết khi nào người dùng tìm kiếm một sản phẩm địa phương và sẽ xếp hạng các doanh nghiệp địa phương ở đầu kết quả tương ứng.

Bởi vì phần lớn các tìm kiếm địa phương diễn ra trên thiết bị di động cho nên điều quan trọng là phải giúp tăng sự xuất hiện của bạn trong Google Map Pack.

Schema cho doanh nghiệp địa phương giúp Google dễ dàng tìm và hiển thị thông tin chính về doanh nghiệp của bạn như giờ hoạt động, địa chỉ, số điện thoại cũng như hiển thị các bài đánh giá.

Trong phần schema markup của doanh nghiệp địa phương, bạn có thể thêm schema hoạt động vào kết quả của mình, chẳng hạn như “Đặt lịch hẹn” hay “Đặt chỗ trước.”

Một số thông tin hiển thị trong rich results về doanh nghiệp địa phương được lấy từ danh sách Google My Business, vì vậy hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn đã thiết lập và xác nhận quyền sở hữu đúng cách.

Lúc này, mình khuyên bạn nên thêm schema markup vào trang chủ, mục giới thiệu trang và trang liên hệ của bạn.

Đây là một ví dụ về dự án đất nền Panamera Bảo Lộc, các bạn có thể thấy bên tay phải kết quả tìm kiếm.

Local Business Schema

3. Breadcrumbs Schema markup

Giúp người dùng (và các công cụ tìm kiếm) hiểu cấu trúc trang web

Breadcrumbs schema giúp công cụ tìm kiếm biết được các trang trên trang web của bạn liên kết với nhau như thế nào. Nếu trang web của bạn có nhiều nội dung thì breadcrumbs schema là thứ bắt buộc phải có.

Dù giao diện của kết quả SERP không thay đổi đáng kể do breadcrumbs, nhưng nó giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu cách tổ chức nội dung của bạn.

Nó có thể giúp giảm số lần người dùng quay lại kết quả tìm kiếm, mà thay vào đó là khuyến khích họ điều hướng qua nhiều trang hơn trên trang web của bạn.

4. Sitelink Schema markup

Cung cấp cho người tìm kiếm nhiều lựa chọn hơn và hiển thị trên diện tích lớn hơn

Khi nói đến việc tạo ra tác động trong SERP, Sitelinks có thể giúp bạn cung cấp nhiều tùy chọn hơn cho người tìm kiếm và chiếm nhiều không gian hơn.

Một số lợi ích chính của sitelinks schema bao gồm:

  • Cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn hơn liên quan đến từ khóa tìm kiếm
  • Hướng người dùng đến các trang chuyển đổi cao nhất
  • Làm cho kết quả SERP của bạn trở nên hấp dẫn và dễ được nhấp vào hơn những kết quả khác
Ví dụ về schema sitelink
Ví dụ về schema sitelink

5. Product Schema markup

Cho phép người mua hàng nhìn thấy thông tin chính về sản phẩm của bạn

Khi làm SEO sản phẩm thì các công ty thương mại điện tử sẽ được hưởng lợi đáng kể bằng cách thêm schema sản phẩm vào trang sản phẩm của mình. Schema sản phẩm hiển thị cho người dùng công cụ tìm kiếm thông tin chính về sản phẩm của bạn trên một thanh trượt ở đầu SERP.

Thông tin như giá, review hoặc khuyến mại đặc biệt cũng sẽ xuất hiện cùng với hình ảnh sản phẩm của bạn trong rich result. 

Schema cho trang sản phẩm

Schema sản phẩm đặt sản phẩm của bạn ở vị trí người dùng dễ nhìn thấy nhất để họ không phải điều hướng qua trang danh mục hoặc thanh tìm kiếm của trang bán hàng tử của bạn.

Đối với những đối thủ không dùng schema sản phẩm, bạn cũng sẽ dễ dàng vượt qua họ bằng cách xuất hiện trên thanh trượt ở đầu trang.

6. Review Schema markup

Giúp người tìm kiếm biết bạn có những khách hàng hài lòng

Schema đánh giá được cho là loại schema mà mọi doanh nghiệp nên sử dụng, bất kể ngành nghề.

Nguyên nhân là bởi các bài đánh giá là một phần quan trọng trong quyết định mua hàng của hầu hết người dùng. Gần 90% người mua xem các bài đánh giá trước khi mua một sản phẩm. Vì vậy, nếu bạn có những đánh giá tốt thì chả có lý do gì để không hiển thị chúng hết.

Các đoạn trích đánh giá sẽ hiển thị các ngôi sao màu vàng cùng với số lượng bài đánh giá mà sản phẩm, doanh nghiệp địa phương hoặc sản phẩm phần mềm đã nhận được.

Nếu xem trực tiếp trong kết quả SERP mà doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có nhiều đánh giá 4 và 5 sao thì điều đó sẽ khiến kết quả của bạn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt những người dùng tin vào xếp hạng và đánh giá khi chọn sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ví dụ về review schema markup

Cách thêm schema vào trang web 

Vì việc thêm schema markup có nghĩa là mạo hiểm đi vào phần backend của trang web nên dân làm SEO hoặc Digital Marketing khá do dự.

Nếu bạn là newbie và không rành về kỹ thuật thì tốt nhất nên nhờ developer hỗ trợ, bất kỳ ai cũng có thể thêm schema markup vào trang web của mình bằng cách dùng các công cụ schema.

Đối với các bạn xài WordPress thì chuyện này đơn giản hơn rất nhiều, các bạn có thể tải nhiều plugin hỗ trợ để cài đặt Schema cho website như Schema Pro, hoặc All in One Schema Rich Snippets đều rất hiệu quả và dễ sử dụng.

Chọn một định dạng Schema markup 

Có ba định dạng schema markup khác nhau và chúng quyết định thuộc tính nào là bắt buộc, tùy chọn hoặc được đề xuất trong schema markup.

Không có định dạng schema nào tốt hơn cả hết, mà bạn phải biết và hiểu chúng để đảm bảo schema của bạn được xác thực đúng cách và có thể xuất hiện trong rich results.

  • JSON-LD: Định dạng này được coi là dễ dùng nhất cho người mới bắt đầu, vì kiểu chú thích có thể được sao chép ngay và dán vào tiêu đề của trang web.
  • RDFa: Viết tắt của Resource Descriptive Framework in Attributes (Khung Mô Tả Tài Nguyên Trong Thuộc Tính), bạn có thể thêm mã này vào bất kỳ tài liệu HTML, XHTML và XML nào.
  • Microdata: Microdata có các thuộc tính riêng biệt hơn RDFa, nhưng cách triển khai thì tương tự.

Nếu mấy chuyện về mã code này khiến bạn hoảng thì đừng lo. Bạn có thể triển khai một schema cho trang web của mình bằng cách dùng các công cụ tạo mã.

Dùng trình tạo Schema markup

Để thêm schema vào trang web, hãy dùng công cụ tạo schema. Những công cụ này đơn giản hóa việc thêm schema markup bằng cách gánh lấy phần khó (mã hóa) cho bạn.

Có khá nhiều tools để hỗ trợ việc này, nếu bạn sử dụng định dạng JSON-LD thì có thể sử dụng JSON Schema Tool vốn rất dễ sử dụng và có hướng dẫn chi tiết.

Chỉ cần chọn loại schema bạn muốn, thêm các thuộc tính bắt buộc được công cụ gợi ý và bạn sẽ thấy công cụ tạo mã. Sau khi tạo đoạn mã thì bạn chỉ cần copy và dán vào website hoặc có thể nhờ IT làm việc này.

Code Json schema
Code Json schema để add vào website

Kiểm tra Schema markup 

Lúc này bạn có thể kiểm tra xem schema của mình đã được triển khai đúng cách hay chưa với sự trợ giúp của rich results của Google. Truy cập theo đường dẫn https://search.google.com/test/rich-results

Sau khi đã triển khai trang web dùng schema mới, hãy sao chép và dán đường dẫn url vào công cụ.

Google sẽ thông báo cho bạn biết trang có đủ điều kiện để dùng cho rich results hay không, nó đủ điều kiện cho kết quả nào và có liệu bất kỳ cảnh báo nào trên trang hay không.

Nếu trang đủ điều kiện, bạn sẽ thấy kết quả như hình bên dưới

Test rich results

Cải thiện hiệu suất SEO, CTR Schema markup

Nếu bạn không thoải mái khi chọn schema của riêng mình và tự áp dụng mã, đừng ngần ngại làm việc với nhà phát triển web hoặc chiến lược gia SEO dày dạn kinh nghiệm để triển khai schema markup trên các trang web của mình.

Việc thêm schema vào trang web sẽ xứng đáng với giá trị nó mang lại về lâu dài: khả năng hiện ra trên trang tìm kiếm cao hơn, nhiều lượt truy cập hơn và lưu lượng truy cập chuyển đổi cao hơn.

4.8/5 - (18 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *