SEO onpage đang trở thành một phần quan trọng nhất trong chiến lược SEO tổng thể. Nhiều năm trước đây khi mà backlink đóng vài trò chủ đạo thì với các thuật toán mới nhất của Google câu chuyện đã trở nên rất khác.
Các công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google đang chú trọng vào chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng khi vào website hơn. Thậm chí một số ý kiến gần đây cho rằng có thể “SEO không cần backlink” cho thấy điều này có thể đúng.
Chính vì vậy có thể nói SEO onpage đang đóng vai trò chủ đạo để đưa website của bạn lên top các trang tìm kiếm. Tuy nhiên, tối ưu SEO on page là chuyện không hề đơn giản, thậm chí có khi còn phức tạp hơn SEO off page. Cùng mình tìm hiểu về SEO on page và kỹ thuật tối ưu SEO onpage trong bài viết này nhé.
SEO On-Page là gì?
SEO On-Page liên quan đến tất cả các trường hợp, hoạt động, checklist SEO, mẹo và thủ thuật mà chúng ta thực hiện để cải thiện hiệu suất web cũng như thứ hạng tìm kiếm trên kết quả của công cụ tìm kiếm.
Vai trò của SEO Onpage
Ngày nay, Google đẩy các website hoặc blog đáng tin cậy, an toàn, thân thiện và đáp ứng được nhu cầu của người dùng lên cao hơn trong kết quả kiếm. Kết quả là, SEO On-Page đã phát triển thành một trong những phần thiết yếu của việc tối ưu hóa website.
Tại sao cần làm SEO Onpage
SEO On-Page sẽ giúp bạn cải thiện giao diện và trải nghiệm của người dùng cũng như hiệu suất tổng thể của một trang web. Nếu bạn có thể cải thiện những thứ đó, nó sẽ giúp bạn thúc đẩy các website trên các công cụ tìm kiếm với một chút sự hỗ trợ của SEO off page.
Tối ưu Onpage SEO với bộ máy tìm kiếm để “Bot Google” hiểu và thu thập nhanh chóng các thông tin trên website. Bởi chỉ bài viết chuẩn SEO thôi chưa đủ, bạn cần thực hiện các kỹ thuật để bài viết chuẩn SEO Onpage và kết hợp thêm một số kỹ thuật Offpage.
Tối ưu SEO Onpage giúp cho website thân thiện hơn với người dùng. Từ đó, qua hoạt động đánh giá, bạn sẽ kiểm soát được nội dung và giúp bài viết được tối ưu hơn.
Tất cả các mục đích tối ưu SEO Onpage để Google đánh giá uy tín, chất lượng. Còn tối ưu đối với người dùng là đề cao trải nghiệm người dùng. Ngoài việc tạo ra chuyển đổi thì hấp dẫn người dùng truy cập trên trang web là yếu tố rất quan trọng khi làm SEO.
Kỹ thuật SEO on page tốt nhất năm 2024
Bây giờ, minhd sẽ giải thích các kỹ thuật SEO on page hàng đầu, các yếu tố, hoạt động và checklist mà bạn nên sử dụng. Bao gồm:
- Kỹ thuật SEO onpage cơ bản
- Kỹ thuật SEO onpage nâng cao
Mình sẽ đi từng phần để các bạn hình dung, với các bạn đã biết qua thì có thể tham khảo phần nâng cao.
Tips: nếu bạn nào tạo website bằng WordPress thì có nhiều lợi thế trong việc tối ưu SEO onpage không chỉ bạn có thể sử dụng theme chuẩn SEO mà còn có thể cài các plugin hỗ trợ SEO để tối ưu dễ dàng hơn rất nhiều.
Tối ưu SEO Onpage cơ bản
Tối ưu tiêu đề
Sau khi trả về kết quả tìm kiếm, điều đầu tiên hấp dẫn người dùng click vào là Title. Bên cạnh đó, việc tối ưu title giúp cho cụ crawl dữ liệu nhanh chóng, chính xác hơn. Trước đây, thủ thuật thêm từ khóa vào title được nhiều người sử dụng để có thêm cơ hội tăng xếp hạng. Tuy nhiên sau những lần cập nhật gần đây, thủ thuật này đã không còn hiệu quả.
Một số lưu ý khi tối ưu title như sau:
- Mỗi title được ngăn cách bằng dấu – hoặc l.
- Title nên chứa những từ khóa có lượng search cao thứ hai (lượng tìm kiếm cao nhất nên để ở URL).
- Không để title và URL giống nhau hoàn toàn.
- Từ khóa SEO ở vị trí đầu tiên thường được ưu tiên tăng tỉ lệ CTR và xếp hạng.
- Title nên chứa từ khóa vừa đủ, quan trọng là cần mạch lạc, tự nhiên, không gượng ép, nhồi nhét từ khóa.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tối ưu trang chủ thì cần có thêm tên thương hiệu ở title. Bên cạnh đó, title cần thể hiện hoặc ít nhất là có liên quan đến được nội dung của tên miền.
Tối ưu meta description
Meta description là đoạn mô tả ngắn (120-150 từ) hiển thị trong kết quả tìm kiếm của người dùng. Đoạn này cho cung cấp thông tin sơ lược về nội dung tìm kiếm của người dùng. Cách chèn từ khóa vào phần này đến nay đã không còn hiệu quả. Bạn cần tối ưu để tăng tỉ lệ CTR qua những câu từ ngắn gọn, gợi mở, có tính hấp dẫn. Từ đó kích thích người đọc click vào tìm hiểu.
- Tham khảo: dịch vụ SEO tổng thể website
Đảm bảo bạn có một Meta Description viết tốt, độc đáo và hấp dẫn cho website. Meta Description là một phần của đoạn mã tìm kiếm trên Google.
Tối ưu hóa hình ảnh
Luôn tải lên hình ảnh được gắn nhãn “ALT” để cho phép Google phân loại hình ảnh dựa trên tên của nó. Đừng quên nén kích thước hình ảnh của bạn.
Mình đã nói rất chi tiết ở bài SEO hình ảnh bạn có thể tham khảo thêm.
Tối ưu thẻ heading
Đối với thẻ Heading 1 trong tối ưu SEO Onpage bạn cần làm các công việc sau:
- Heading 1 cần chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm nên ở mức 3. (sau URL và thẻ Title).
- Heading 1 cần bao hàm nội dung bài viết (đôi khi có thể lấy H1 trùng Title).
- Một bài viết chỉ có 1 thẻ H1.
- H1 nên là từ khóa LSI khác với URL. (Từ khóa LSI là dạng từ khóa có liên quan chặt chẽ đến ngữ nghĩa của từ khóa chính trong chủ đề).
Ví dụ: Nếu từ khóa chính là “du thuyền”, “tắm biển”, thì từ khóa LSI có thể là “bãi cháy”, “sầm sơn” chẳng hạn.
Về thẻ H2 và H3 bạn cần lưu ý thêm các thông tin sau:
- Ngắn gọn, là mô tả, thể hiện nội dung của đoạn văn dưới.
- Triển khai nhiều tiêu đề phụ để làm rõ nghĩa.
- Tránh nhồi nhét từ khóa, chú trọng vào nội dung.
Luôn phân loại tiêu đề hoặc phụ đề của website dưới dạng heading tag H1, H2, H3, H4, H5, H6. Heading Tag là nơi tốt nhất để đặt từ khóa chính.
Tối ưu Internal link
Internal link là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng điều hướng cấu trúc liên kết trên web. Tối ưu các Internal link giúp cho các bài điều hướng đến nhau đều có sự liên quan về nội dung hoặc chủ đề. Từ đó người đọc có thông tin đầy đủ nhanh chóng. Mặt khác, đây là một trong nhưng yếu tố được Google đánh giá cao web của bạn.
Cấu trúc URL
Đảm bảo rằng URL website của bạn thân thiện với người dùng và dựa trên nguyên tắc SEO. Sử dụng từ khóa chính trong URL của trang web.
Nút chia sẻ mạng xã hội
Website của bạn phải luôn có nút chia sẻ trên mạng xã hội để nội dung website có thể được chia sẻ rộng rãi. Nút share giúp bạn tăng lượng truy cập vào trang web của mình.
Google Analytics
Hãy đảm bảo rằng bạn đã cài đặt Google Analytics để theo dõi lượng người xem website hoặc blog theo thời gian thực.
Xác minh quản trị trang web
Hãy chắc chắn rằng bạn đã xác thực trang web của mình với Quản trị viên web của Google để phân tích các internal và external link, đồng thời xác nhận sự tồn tại của một số yếu tố như robots.txt, phân tích hiệu suất sơ đồ trang web, v.v.
Kỹ thuật SEO onpage nâng cao
Website đảm bảo Mobile-friendly
Trải nghiệm người dùng trên di động ngày càng được Google quan tâm nhiều hơn. Bởi vậy, việc thiết kế web thân thiện với mobile đã trở thành một trong những yếu tố xếp hạng web. Bên cạnh đó, bạn nên tối ưu thêm một số vấn đề dưới đây để đảm bảo khả năng hiển thị được tốt nhất:
- Triển khai AMP (Accelerated Mobile Pages): AMP là một yếu tố SEO on page quan trọng cho bất kỳ trang web nào. Nếu website của bạn được tích hợp sẵn HTML AMP, nó sẽ được tối ưu hóa để duyệt web trên thiết bị di động và tăng tốc độ tải. Bạn chỉ có thể đứng trong top tìm kiếm khi thực hiện điều này.
Cài đặt AMP (tối ưu hóa tốc độ tải trang) là một trong những yếu tố giúp cho web của bạn có tốc độ tải nhanh nhất. Bên cạnh đó, các yếu tố của bạn và đối thủ đều ngang nhau khi bạn có AMP chúng sẽ giúp bạn có xếp hạng cao hơn.
Tối ưu nội dung bài viết
Tưởng đơn giản nhưng đây là một điều không dễ và thực ra tốn rất nhiều thời gian của các bạn làm SEO.
- Tối ưu về TOC: Mỗi cuốn sách đều có mục lục. Tối ưu TOC như là giúp cho mục lục bài viết, mục lục của cả website có sự khoa học, dễ tìm kiếm, thuận lợi trong quá trình người dùng tìm kiếm.
- Tối ưu về độ dài bài viết: Bài viết SEO trên các web chính lên có độ dài từ 1300-1800 từ là phù hợp. Bên cạnh đó, nếu là các bài phân tích chuyên sâu thì từ 2000-3000 là độ dài rất hấp dẫn người đọc.
- Tối ưu nội dung: Để tối ưu nội dung, trước tiên bạn cần đảm bảo ý nghĩa và thông điệp bài viết. Mặc dù từ khóa quan trọng, tuy nhiên, dù sao cũng là kỹ thuật, bài viết mục đích chính là hướng tới người dùng. Bởi vậy, chúng cần hữu ích và có hệ thống. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng nội dung thu hút, cách thức truyền tải mới lạ độc đáo, để web luôn được ghé thăm thường xuyên.
Sử dụng schema markup
Nó chỉ đơn giản là một đoạn mã được đặt trên website của bạn để giúp các công cụ như Google cung cấp kết quả tìm kiếm thông tin cho người dùng. Áp dụng Schema Markup không quá khó. Dưới đây là một ví dụ.
Tốc độ tải trang
Page Speed là phép đo hiệu suất và thời gian tải trang web của bạn. Nó gồm các số từ 0 đến 100, 0 là hiệu suất thấp và 100 là trạng thái hoạt động tốt nhất.
Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố quyết định đến việc người dùng có đọc nội dung trên web của bạn hay không. Để thử nghiệm tốc độ tải trang, bạn có thể thử qua rất nhiều cách. Bạn có thể sử dụng trực tiếp công cụ Google PageSpeed Insights để kiểm tra và làm theo những đề xuất được đưa ra để cải thiện tốc độ web của bạn như:
- Sử dụng phần mềm nén file để giảm kích thước của CSS, HTML,… trên 150 byte.
- Sử dụng phần mềm Photoshop để không làm ảnh bị nhòe, vỡ hình.
- Tối ưu code ( bỏ các ký tự thừa, code thừa, chấm phẩy,..).
- Hạn chế tối đa việc chuyển hướng trên web.
- Giảm tối thiểu dung lượng ảnh.
Open Graph Meta Tag
Thông qua Open Graph Meta Tag, chúng ta lựa chọn phương thức hiển thị cho website trên các nền tảng mạng xã hội thông qua các trang web của bên thứ ba. Các OG meta tag bao gồm – Tiêu đề OG, OG Description và URL OG.
Tối ưu hóa trang 404
Với việc thiết kế và tối ưu hóa trang lỗi 404 thích hợp, hãy tin chúng tôi, bạn có thể tăng lượt chuyển đổi của mình và giảm tỷ lệ thoát ra khỏi trang web.
HTTP request
Khi một trình duyệt mở website của bạn, máy chủ của website sẽ xử lý yêu cầu HTTP và trả lại tệp có trên trang web cho người dùng. Hạ thấp yêu cầu về HTTP sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng.
Sử dụng SSL
SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer. SSL là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt. Tiêu chuẩn này hoạt động và đảm bảo rằng các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng đều riêng tư và toàn vẹn. SSL hiện tại cũng là tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu website trên toàn thế giới, nó bảo vệ dữ liệu truyền đi trên môi trường internet được an toàn
SSL là biểu tượng của xác thực và bảo mật, nó cho phép người dùng của bạn biết bạn là ai và mọi dữ liệu thu về sẽ được giữ an toàn.
Tên miền và hosting
Tên miền website của bạn phải thân thiện với SEO, phù hợp với doanh nghiệp và có độ dài vừa phải. Nhà cung cấp dịch hosting website của bạn phải hoạt động 24/7. Theo mình nếu dư dả các bạn nên tránh xài share hosting để tiết kiệm chi phí vì điều đó không hề tốt khi nhìn từ khía cạnh SEO.
Trải nghiệm người dùng
Trong giới SEO, việc trình bày nội dung trên trang web của bạn là trách nhiệm của nhà thiết kế giao diện, bắt đầu từ việc căn chỉnh các yếu tố cho đến tính tương tác vì nó liên quan đến trải nghiệm của người dùng.
Kết luận
Bài viết này đã thảo luận về tất cả các thủ thuật SEO on page cần thiết, checklist, các yếu tố và hoạt động để xếp hạng website trên các công cụ tìm kiếm mới nhất năm 2021.
Mình hy vọng bạn đã học được nhiều điều từ các thủ thuật SEO on-page này. Tôi chắc chắn nếu bạn triển khai những điều này vào website hoặc blog của mình, thì chắc chắn thứ hạng website của bạn sẽ được cải thiện.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm các vấn đề về khác về SEO như link building tools hoặc SEO metrics thì các bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan đến chủ đề SEO tại đây nhé. Mình tin sẽ có một kho kiến thức đủ để các bạn tham khảo