Website là một trong những công cụ tuyệt vời nhất để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, kiến thức hay làm affiliate marketing một cách tốt nhất. Chi phí tạo một website cũng không quá cao nên ai cũng có thể sở hữu riêng cho mình một cách dễ dàng.
Qui trình tạo website WordPress chuyên nghiệp khá đơn giản, với những ai mới làm quen với WordPress, thì nắm vững các bước trong qui trình này sẽ giúp các bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian khi bắt tay vào tạo Website của mình.
Dưới đây là check list tối ưu cần có để tạo một website WordPress chuyên nghiệp
- Mua tên miền và các dịch vụ đi kèm ( SSL, Whois Privacy, Domain Mail).
- Chọn mua hosting cho website phù hợp (VPS, shared hosting hoặc server).
- Chọn mẫu giao diện (theme) phù hợp cho website
- Cài thêm các tính năng (plugins) để giúp tối ưu website hơn
- Các dịch vụ ngoài: Tăng tốc, Bảo mật, Backup, Email Marketing, SEO.
Lưu ý: bài viết bên mình cố gắng sử dụng ngôn từ dễ hiểu nhất có thể. Tuy nhiên cũng không tránh được một số thuật ngữ chuyên ngành nên với các bạn mới tìm hiểu thì có thể tra thêm bên Google nhé.

5 bước để tạo website WordPress
Từ các thành phần đã nêu trên trên, ta có thể thấy qui trình tạo một website WordPress chuyên nghiệp bao bao gồm 5 bước dưới đây:
1. Chọn mua tên miền và add-on kèm theo
Có rất nhiều đơn vị cung cấp tên miền trên thế giới hiện nay. Mỗi đơn vị đều có những ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mới.
Bạn có thể mua được hầu hết các loại tên miền từ .com, .net, .vn, .shop …với giá cực rẻ chỉ từ $1/năm nếu theo dõi các blog giảm giá chuyên về domain. Đây là blog cung cấp tin tức khuyến mãi hosting, domain lớn nhất VN hiện nay.
Tên miền giá rẻ có ở khắp tất cả các website chuyên kinh doanh và tiếp thị liên kết. Ở đây cập nhật 24/24 giá các loại tên miền – đăng ký mới – gia hạn – transfer giúp bạn dễ dàng mua được domain với giá rẻ nhất ở mọi thời điểm từ các nhà cung cấp domain uy tín trên khắp thế giới.
- Tham khảo: mua tên miền ở đâu giá rẻ

Mua domain từ các nhà cung cấp uy tín
Domain là tên thương hiệu của website. Việc mua domain thì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng các nhà cung cấp lớn để chọn tên miền phù hợp. Lý do bạn nên mua trực tiếp qua các đơn vị lớn đề được hỗ trợ và tránh rắc rối cho việc chuyển tiếp tên miền sau này
Hiện giá domain phụ thuộc vào phần mở rộng (.com, .net hay org…) và có sự chênh lệch ít nhiều ở mỗi nhà cung cấp:
- Tên miền .net hoặc .com giá từ $8 – $13 nên mua ở Namesilo, Namecheap, Name.com hoặc Godaddy.
- Tên miền quốc gia .vn hay .com.vn/.net.vn chỉ được phân phối bởi các nhà cung cấp trong nước với giá từ $25 – $35 ở Nhân Hòa, Z.com
- Tiên miền siêu rẻ dạng .xyz, .pro, .club hay .info giá chỉ $0.88 tại Namecheap.
- Các tên miền đặt biệt như .co, .org hay .shop giá từ $3 – $10 tại Namecheap, Name.com hay Godaddy.
Tên miền quốc gia .vn, .com.vn hay .net.vn có phí cao hơn:
- Nếu mua tên miền .vn bắt buộc phải mua nhà cung cấp VN. Giá tốt nhất và chuyển đi dễ dàng là z.com (hoặc tenten.vn)
- Một số nhà cung cấp như PA, Vinahost, Nhân Hòa… rất khó khăn khi muốn chuyển domain sang chỗ khác.
- Một số chương trình khuyến mãi giảm mạnh giá năm đầu, nhưng năm sau bạn phải gia hạn giá cao, không được chuyển đi chỗ khác.
Dùng chứng chỉ SSL phù hợp với Website
Chứng chỉ bảo mật SSL là một trong những yếu tố không thể thiếu cho website. Năm 2023 đã trở thành yếu tố bắt buộc để websites được tin tưởng và đạt thứ hạng SEO cao.
Các trình duyệt sẽ cảnh báo người dùng nếu họ vào Website không cài SSL, và Google cũng xác nhận SSL sẽ là một trong những yếu tố tác động tới cách xếp hạng Website trên Google Search:
- Có thể dùng SSL miễn phí của CloudFlare Flexible SSL hoặc Let’s Encrypt, đáp ứng tốt nhu cầu thông thường.
- Với Website cá nhân, shop bán hàng, để ổn định hơn và tương thích tốt với nhiều thiết bị di động, ta có thể chọn DV SSL, giá từ $9 – $29 tại Namecheap. Đặc biệt nếu mua kèm tên miền, giá Positive SSL chỉ còn $1.99 tại Namecheap.
- Với Website tổ chức, doanh nghiệp nên dùng loại SSL có xác nhận là OV SSL hoặc EV SSL giá từ $29 – $89 tại Namecheap.
Đa số các nhà cung cấp dịch vụ Shared Hosting trong năm 2022 đều tích hợp sẵn chứng chỉ SSL Let’s Encrypt trong cPanel, kích hoạt chỉ trong một cú click – rất tiện lợi.

Nếu bạn mua hosting chỗ nào chưa có tính năng này, thì nên xem xét lại chất lượng của ncc hosting đó.
Từ năm 2021 trở đi – thiếu chứng chỉ SSL sẽ bị các trình duyệt cảnh báo là “Không bảo mật” – Website của bạn sẽ mất điểm nghiêm trọng không chỉ với người dùng mà với cả các công cụ tìm kiếm như Google Search!
Ưu tiên dịch vụ có miễn phí Whois Privacy
Đây chỉ là tùy chọn chứ không bắt buộc khi mua domain để làm website. Whois Privacy – Dịch vụ bảo mật tên miền, có thể chọn hoặc không. Nếu bạn muốn tất cả mọi người biết chủ của Website là ai, số phone, email, địa chỉ…thì có thể không cần đến dịch vụ này.
Còn ngược lại, hãy ưu tiên mua tên miền ở Namecheap, Name.com, Namesilo để được miễn phí Whois Privacy, ..ở những nơi khác như Domain.com hay Godaddy, giá Whois Privacy có từ $3 đến trên $10/năm.
2. Chọn hosting/VPS phù hợp với website
Hosting chất lượng cao sẽ giúp website chịu tải tốt, up-time cao và tốc độ nhanh, ổn định. Để chọn được hosting chất lượng cao, giá tốt, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Để có tốc độ tốt, cần chọn Hosting/VPS có data centers (nơi đặt servers) ở gần đối tượng người dùng ưu tiên.
- Để Website hoạt động ổn định, phải chọn các gói Hosting/VPS có tài nguyên đáp ứng được loại website bạn chạy trên đó.
- Sự ổn định của Hosting không chỉ phụ thuộc vào chất lượng phần cứng của Servers mà còn do đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp nữa. Vì vậy, khi chọn Hosting/VPS, nên ưu tiên chọn những tên tuổi uy tín, đừng vì các thông số trên trời hay giá quá rẻ mà chọn những nhà cung cấp chưa có tên tuổi, đơn giản, chúng ta không có thời gian để ‘thử nghiệm’, hãy dành thời gian cho việc tạo Website chuyên nghiệp đã, trải nghiệm ‘thử’ các dịch vụ Hosting/VPS mới hoặc ít tên tuổi hãy để sau.

Hosting – VPS khuyên dùng
Hosting/VPS là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tốc độ website nên hãy cân nhắc khi chọn nơi lưu trữ cho website của bạn.
Hiện nay các dịch vụ VPS cao cấp như Vultr, Linode, DigitalOcean: hệ thống máy chủ cao cấp đặt ở Datacenter dùng công nghệ Điện toán đám mây giúp giảm thiểu rất nhiều tác động của Đứt cáp quang biển so với các dịch vụ shared hosting giá rẻ.
Việc đứt cáp xảy ra thường xuyên cũng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ truy cập từ VN đi nước ngoài, nên việc lựa chọn các gói hosting ở VN cũng đáng cân nhắc. Dĩ nhiên chất lượng về tổng thể thì sẽ không bằng các đơn vị nước ngoài.
- Tham khảo: dịch vụ hosting website tốt nhất
Website ưu tiên cho người dùng VN hoặc châu Á, châu Úc
Chúng ta sẽ chọn các nhà cung cấp có Datacenters gần VN, ưu tiền Hong Kong, tiếp theo là Tokyo rồi Singapore.
- Với website nhỏ và vừa, hoặc shop bán hàng vài chục sản phẩm, ưu tiên chọn Hosting siêu tốc HawkHost location Hong Kong hoặc Singapore. Giá từ $33 – $60/năm.
- Với website lớn, source nặng, shop bán hàng trên 100 sản phẩm hãy chọn A2Hosting hay chọn SiteGround location Singapore . Giá từ $60 – $110/năm.
- Với các site tin tức, chia sẻ hay tiếp thị liên kết có số người views cùng một thời điểm cao, hãy ưu tiên chọn VPS Linode, Vultr, DigitalOcean gói 1GB RAM trở lên. Giá từ $60/năm.
Website ưu tiên cho người dùng châu Âu và Bắc Mỹ
- Với website nhỏ và vừa, hoặc shop bán hàng vài chục sản phẩm chọn StableHost location Phoneix – US. Giá từ $12 – $30/năm
- Với website lớn, source nặng, shop bán hàng trên 100 sản phẩm hãy chọn A2Hosting location US. Giá từ $60 – $110/năm.
- Với các site tin tức, chia sẻ hay tiếp thị liên kết có số người views cùng một thời điểm cao, hãy ưu tiên chọn VPS Linode, Vultr, DigitalOcean hoặc Ramnode (KVM) gói 1GB RAM trở lên. Giá từ $60/năm. Xem các chương trình tặng VPS Miễn phí tại đây!
Website hướng đến người dùng khắp Thế giới
Nếu Website của bạn hướng đến người dùng ở nhiều khu vực khắc nhau, mà vẫn muốn đảm bảo tốc độ truy cập ‘siêu tốc’ thì giải pháp tối ưu là dùng thêm các dịch vụ CDN – Hay còn gọi là mạng phân tán/ phân phối nội dung.
Đây là các dịch vụ lưu nội dung trang web dưới dạng Cache, và phân phối lên hệ thống máy chủ của họ ở khắp các châu lục, giúp người dùng ở khu vực tương ứng tải nội dung đã lưu ở các máy chủ gần nhất thay vì truy cập thẳng vào máy chủ của nhà cung cấp Hosting/VPS. Hiện có 2 lựa chọn phổ biến:
- Dịch vụ CDN miễn phí của CloudFlare: phù hợp với các loại website nhỏ và vừa. Nhược điểm là hiện có quá nhiều người dùng khắp thế giới nên thỉnh thoảng tốc độ chập chờn. Tuy nhiên, thật sự CloudFlare CDN rất hữu ích nếu bạn dùng Hosting/VPS yếu hoặc có location ở quá xa người dùng.
- Dịch vụ Premium CDN của MaxCDN: rất nhiều WordPress Website lớn trên thế giới đang dùng CDN của MaxCDN, giá chỉ từ $100/năm và chất lượng vượt cả mong đợi.
3. Chọn theme WordPress phù hợp
Với đa phần các Website dùng WordPress, giải pháp nhanh gọn và kinh tế là mua Themes phù hợp thay vì thuê người làm Themes theo ý mình.
- Bạn có thể dùng các themes rất nhẹ miễn phí ở WordPress.org hoặc các themes free từ MyThemeShop, Theme-Junkie…
- Mua trực tiếp từ tác giả. Giá các WordPress Themes Premium chỉ từ chục $ đến $100. Nếu cần chỉnh lại theo ý muốn các nhân, bạn có thể dễ dàng thuê một Freelancer làm trong 1 ngày với giá chỉ từ $50 đến $100.
- Hoặc tham gia chương trình VIP club hoặc dịch vụ cài Theme bản quyền

Một số gợi ý themes cho các loại WordPress websites phổ biến
Việc lựa chọn theme cho website tuỳ thuộc rất nhiều yếu tố. Cơ bản nhất vẫn là mục đích bạn muốn sử dụng là gì ngoài ra còn kể đến về theme WordPress chuẩn SEO cũng là một yếu tố quan trọng không kém.
Dưới đây là một số theme WordPress phổ biến hiện nay (theo ý kiến của đội ngũ Digital Marketing Vietnam)
- Astra: Theme tối ưu hóa tốc độ tải trang và tính tương thích cao với các plugin phổ biến như WooCommerce và Elementor.
- Divi: Theme đa chức năng, tích hợp trình chỉnh sửa trực quan Divi Builder, cho phép tùy chỉnh dễ dàng giao diện website.
- Avada: Theme tuyệt vời cho các trang web doanh nghiệp và bán hàng trực tuyến với tính năng tùy chỉnh cao và khả năng tích hợp với các plugin quan trọng như WooCommerce và Contact Form 7.
- OceanWP: Theme đa chức năng, tương thích với trình tạo trang Elementor và tích hợp các tính năng tối ưu hóa SEO.
- Hestia: Theme miễn phí nhưng cung cấp tính năng tùy chỉnh và thiết kế chuyên nghiệp, phù hợp cho các trang web cá nhân hoặc doanh nghiệp.
- Flatsome: Theme được thiết kế đặc biệt cho các trang web bán hàng trực tuyến, với tính năng tùy chỉnh sản phẩm và trang giỏ hàng đẹp mắt.
- GeneratePress: Theme đơn giản nhưng tối ưu hóa tốc độ tải trang và tính tương thích với các plugin quan trọng như Yoast SEO và WooCommerce.
Các theme này đều có tính năng tốt và được cộng đồng WordPress đánh giá cao. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ tính năng và tùy chỉnh của từng theme trước khi quyết định chọn một theme cho website của mình.
Về Branding Design, tức Logo – Banners, Brochures hay Social Covers .. là những thứ không thể bỏ qua của một Website chuyên nghiệp:
- Có thể tự làm bằng cách chỉnh sửa các mẫu có sẵn bằng Adobe Photoshop & Adobe Illustrator từ các free Resources chia sẻ trên mạng như FreePik, Flaticons…Hoặc dùng Dịch vụ thiết kế online miễn phí nổi tiếng thế giới Canva.
- Bạn có thể mở một Contest trên freelancer.com và chọn thiết kế ưng ý từ hàng chục Designers chuyên nghiệp chỉ trong vài ngày với giá từ $50 – $300 trọn gói.
- Đăng ký kho Code & Design Resources cực đỉnh của Envato – Envato Elements.
4. Chọn các plugins khi tạo webite WordPress
Sức mạnh của WordPress nằm ở các Plugins, bạn có thể tăng thêm vô số chức năng cho website bằng các plugins từ miễn phí đến thương mại.
Các plugins miễn phí cần thiết cho WordPress
Có rất nhiều plugin cần thiết cho mỗi website, nhìn chung là để cải hiện hiệu suất và thêm tính năng cho website. Theo kinh nghiệm thì mình xin chia sẻ các plugin bên dưới
- Chống Spam bằng Akismet Anti-Spam.
- Tối ưu SEO bằng bản free của YoastSEO hoặc All in One SEO Pack.
- Broken Link Checker để check link lỗi error 404.
- Simple 301 Redirects để fix lỗi 404, rất quan trọng cho SEO.
- Tăng tốc Caching bằng WP Super Cache, WP Fatest Cache hoặc WP Total Cache free.
- Tạo Form liên hệ bằng ContactForm 7, NinjaForm (Lite) hoặc WPForms(Lite)
- Tạo Opt-In Form bằng WP Subscribe Free của MyThemeShop.
- Sao lưu code+database và up lên Google Drive tự động bằng UpdraftPlus.
- Bảo mật bằng iThemes Security hoặc WordFence bản free.

Premium plugins cho WordPress
Đây là các plugin trả phí giúp bạn hoàn thiện website của mình dựa trên các tính năng cao cấp.
- Yoast SEO Premium ($70) hoặc AllinOne SEO Pack Pro ($80) – Tối ưu SEO cao cấp.
- WP Rocket plugins tăng tốc Caching ($40) số 1 thế giới.
- Bloom hay ConvertPlug, Ninja Popup, ThriveLead – Tạo Op-In Form chuyên nghiệp.
- Monarch, Easy Social Share Buttons: tích hợp các nút Share mạng xã hội.
- WP Automatic để tự động đăng bài lên mạng xã hội ($21).
- ….và nhiều plugin khác
5. Chọn các dịch vụ ngoài khi tạo website WordPress
CloudFlare là dịch vụ CDN – DNS miễn phí, giúp tăng tốc Websites và chống DDos rất hiệu quả!
Các Plugins không là không đủ cho WordPress Websites, những dịch vụ chuyên dụng bên ngoài sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta.
Dịch vụ miễn phí cho website WordPress
- Sử dụng Cloudflare để chống DDos và tăng tốc độ truy cập từ mọi nơi trên thế giới. Gói miễn phí cũng đã rất tốt rồi.
- Dịch vụ Email Marketing miễn phí: Tài khoản Free tại Mailchimp hay tại GetResponse đáp ứng tốt nhu cầu thông thường.
- Dịch vụ nén ảnh: dùng SmushIT bản miễn phí .
- Dịch vụ tự động Backups: dùng Plugins UpdraftPlus miễn phí, tự động backup theo lịch và upload các bản sao lưu lên các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive, Dropbox…
- Dịch vụ quét mã độc: dùng dịch vụ có sẵn trên Hosting hoặc Sucuri SiteCheck để quét online, dùng một số Plugins khác để check như TAC, Exploit Scanner.
- Quan trọng nhất là dịch vụ Google Analytics và Google Console miễn phí- giúp bạn theo dõi trạng thái của Website trên công cụ tìm kiếm của Google để tối ưu SEO.
- Tạo Facebook FanPage, Twitter và Google Plus, Pinterest ..để post bài lên mạng xã hội, đây là kênh quảng cáo miễn phí giúp bạn tăng traffic rất hiệu quả.
Các dịch vụ trả phí
- Email Marketing: Amazon SES+Sendy, chi phí tối đa khoản $50/năm.
- Backups & Restore tự động bằng VPS 128MB RAM ở Ramnode $15/năm.
- Nén ảnh bằng ShortPixel $10/ 10.000 ảnh.
Các giải pháp cao cấp
- Tăng tốc bằng MaxCDN giá từ $100/năm.
- Sao lưu thời gian thực bằng VaultPress giá từ $40/năm.
- Chống DDos mức độ cao, chặn hacker và quét mã độc bằng Sucuri Platform $300/năm.
- Email Marketing chuyên nghiệp bằng GetResponse giá từ $180/năm.
- Nén ảnh tự động số lượng lớn bằng ShortPixel giá từ $60/năm.
- Tự động đăng bài hàng loạt lên mạng xã hội bằng OnlyWire giá từ $120/năm.
Kết luận
Qua bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng thể về các bước tạo website WordPress chuyên nghiệp. Bài tuy dài và có nhiều thông tin xong chung quy lại bạn chỉ cần nhớ và làm theo các bước sau
- Chọn tên miền
- Lựa chọn đơn vị cung cấp hosting
- Pick theme/template phù hợp
- Cài plugin để theme tính năng cho website
- Cài theme các dịch vụ kèm theo để tối ưu website
Một lần nữa bài viết của đội ngũ Digital Marketing Việt Nam cũng dựa trên nhiều ý kiến cá nhân (trải nghiệm) kết hợp các đánh giá từ các chuyên gia trên thế giới. Các bạn có thể để lại bình luận hoặc câu hỏi để được hỗ trợ nhé.