Chi phí để tạo một website WordPress là bao nhiêu

Chi phí đẻ làm website Wordpres

Khi tạo một website WordPress thì chi phí là yếu tố đầu tiên mọi khách hàng quan tâm khi liên hệ với các dịch vụ thiết kế website hay freelancer.

Có rất nhiều tiêu chí để định giá một website như về layout bố cục, về chức năng (đơn giản hay phức tạp) về tốc độ (vừa phải, nhanh, rất nhanh…) Việc lựa chọn theme có sẵn hay code HTML từ layout design cũng quyết định đến giá thành website.

Vì vậy chi phí tạo website cũng có thể có các mức giá từ 500K đến 3-5 triệu, 10-20 triệu, 100 triệu và thậm chí là vài tỷ cũng có thể.

Chi phí tạo website gồm những gì

Như chúng tôi đã chia sẻ ở bài cách tạo website WordPress thì thông thường, chi phí để tạo website WordPress có thể bao gồm các khoản chi phí sau:

  1. Tên miền: Đây là tên địa chỉ của trang web của bạn trên Internet. Chi phí cho tên miền có thể dao động từ vài đô la đến vài trăm đô la mỗi năm tùy thuộc vào tên miền bạn chọn và nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền.
  2. Hosting: Đây là nơi lưu trữ trang web của bạn trên Internet. Chi phí hosting thường tính theo tháng hoặc năm và dao động từ vài đô la đến vài trăm đô la tùy thuộc vào nhà cung cấp hosting và gói dịch vụ bạn chọn.
  3. Theme (giao diện): Là mẫu thiết kế được sử dụng để tạo ra giao diện trang web của bạn. Có nhiều theme miễn phí có sẵn, nhưng bạn cũng có thể mua các theme cao cấp với giá từ vài đô la đến vài trăm đô la.
  4. Plugin: Là các phần mềm bổ sung được cài đặt vào trang web để cung cấp các tính năng và chức năng bổ sung. Một số plugin có sẵn miễn phí, trong khi các plugin cao cấp có thể có giá từ vài đô la đến vài trăm đô la.
  5. Nội dung: Chi phí cho việc tạo nội dung (hình ảnh, video, bài viết…) của trang web tùy thuộc vào nguồn cung cấp. Bạn có thể tạo nội dung miễn phí bằng cách sử dụng các công cụ trực tuyến, hoặc thuê các nhà viết bài chuyên nghiệp để tạo nội dung độc quyền cho trang web của bạn.

Tóm lại, tổng chi phí để tạo một trang web WordPress có thể dao động từ vài trăm đô la đến vài nghìn đô la, tùy thuộc vào các yếu tố trên.

chi phí làm website
Chi phí để làm một website

Chi phí để xây dựng một website

Cái nhìn tổng thể đầu tiên

Khi bắt đầu xây dựng Website, chúng ta đầu tư với nền tảng Minimum, đủ để đảm bảo yếu tố chuyên nghiệp.

Khi trang web phát triển, nhu cầu tăng cao, ta dễ dàng mở rộng từ từ các tính năng mà không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Website.

Themes – Plugins & Graphics

Ở mức Minimum, chúng tôi sẽ giả sử bạn không cần tốn tiền cho Themes & Plugins vì:

  • Dùng hàng free trên library của WordPress (click chuột và tải cài đặt trực tiếp)
  • Dùng hàng theme trên các chợ, diễn đàn (đa số là theme premium) nhưng cần check kỹ
  • Hoặc nhận rất nhiều themes bản quyền từ ThemeForest cho các dịp đặc biệt (give away…)

Các plugin miễn phí giới thiệu trong bài này bạn có thể cài tự động trên WP DashBoard (mục Plugins -> Add New: gõ tên plugin vào ô tìm kiếm)

Với plugin/ theme trả phí, bạn có thể search Google theo tên để mua trực tiếp từ tác giả. Các bạn tham khảo top theme WordPress chuẩn SEO để có thể tối ưu hơn cho website

Các bạn có thể cộng thêm số tiền mua Themes & Plugins bên ngoài vào chi phí Minimum nếu muốn.

Domain & SSL

Tên miền, các bạn có thể mua với giá rất rẻ từ tất cả các đơn vị bán domain hiện nay trên thị trường. Giá luổn rất rẻ cho các nhóm khách hàng mới

  • Namecheap hoặc Exabytes, chỉ từ $0.88/ năm mà thôi
  • Hoặc có thể mua trên Godaddy với giá 69K (gia hạn khoảng 350K).

Chung quy giá tên miền quốc tế (.com, net, org…) thì không có nhiều sự chênh lệch giữa các đơn vị cung cấp. Có chăng là chênh lệch về phần khuyến mãi dành cho khách hàng mới.

Với tên miền .vn thì bạn có thể bỏ ra khoàng 750K cho một tên miền tiêu chuẩn. Bạn có thể tham khảo các địa chỉ mua tên miền giá rẻ mà uy tín để chọn NCC phù hợp nhé.

Chi phí mua tên miền

Hosting & VPS

Về Hosting thì khá đa dạng, tuỳ nhu cầu sử dụng mà có các mức giá khác nhau. Bạn có thể dùng các dịch vụ hosting giá rẻ chất lượng rất tốt, được người dùng VN đánh giá cao ở bài viết dịch vụ hosting tốt nhất cho website mà đội ngũ Digital Marketing Việt Nam đã biên soạn

Khi chọn hosting hay VPS thì ngoài mức giá ra bạn cần lưu ý thêm

  • Vị trí server (location) mà NCC hosting đặt, vì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải
  • Khả năng hỗ trợ và support từ đội ngũ kỹ thuật

Chi phí tạo một website WordPress

Về chi phí tạo website mình sẽ phân chia ra các loại website để các bạn hình dung dễ hơn. Vì tương ứng với mỗi loại website thì sẽ sử dụng theme, plugins và các dịch vụ ngoài khác nhau dẫn dến chi phí có thể chênh lệch.

1. Chi phí tạo website personal blog, branding

Đây là các loại website cần tài nguyên Hosting nhỏ, không yêu cầu quá nhiều tính năng nên chỉ cần dùng các loại Themes – Graphics + Plugins miễn phí có sẵn trong thư viện

Chi phí đầu tư ban đầu chỉ cần một Hosting tốt, tài nguyên vừa phải và domain, mọi thứ còn lại nên dùng free.

  • Domain dùng các loại .info, .club….com hay .net giá chỉ từ $0.88 ~ $13/năm.
  • SSL: nên dùng free của Let’s Encrypt hoặc CloudFlare.
  • Nếu muốn ổn định và tương thích cao hơn, hãy mua SSL Positive Comodo của Namecheap với giá ~$2/ năm khi mua cùng tên miền

Hosting /VPS

  • Với khách hàng châu Âu hoặc Bắc Mỹ, chọn StableHost Location Phoneix, giá chỉ hơn $10/ năm.
  • Dùng gói Primary HawkHost  $28.8/năm cho khách trong nước hoặc châu Á.
  • Nếu bạn thích dùng VPS, có thể chọn gói 512MB RAM của Vultr giá gốc $30/năm – có chương trình dùng thử cho khách hàng mới từ 1,5 tháng -> 11 tháng.

Theme – Graphics

  • Theme: dùng Theme Free từ WordPress.org hoặc nhận từ các chương trình Freebies hàng tháng của ThemeForest
  • Graphics: vô số nguồn free trên mạng để bạn tự làm, ví dụ Freepix, Flaticons, Vexels…
  • Logo, banner: có thể tự thiết kế trên Canva – dịch vụ thiết kế online miễn phí cực kỳ tiện lợi và chuyên nghiệp.

Các plugin miễn phí có thể cài đặt

  • Chống Spam bằng Akismet Anti-Spam.
  • Tối ưu SEO bằng bản free của YoastSEO
  • Broken Link Checker để check link lỗi error 404
  • Simple 301 Redirects để fix lỗi 404, rất quan trọng cho SEO
  • Tăng tốc Caching bằng WP Super Cache, WP Fatest Cache hoặc WP Total Cache free.
  • Tạo Form liên hệ bằng ContactForm 7 hoặc WPForm
  • Tạo Opt-In Form bằng WP Subscribe Free của MyThemeShop.
  • Sao lưu code+database và up lên Google Drive, Dropbox tự động bằng UpdraftPlus.
  • Bảo mật bằng iThemes Security hoặc WordFence bản free.
  • Nếu bạn muốn bổ sung thêm tính năng bằng một số Plugins thương mại, có thể nhận từ Quà Tặng VHW.

Dịch vụ ngoài

Với các website nhỏ, chỉ cần dùng Dịch vụ ngoài miễn phí là được, dưới đây là một vài recommend

  • Dịch vụ tăng tốc CDN và DNS trung gian CloudFlare: rất tốt để chống DDos và tăng tốc độ truy cập từ mọi nơi trên thế giới.
  • Dịch vụ Email Marketing: Tài khoản Free tại Mailchimp đáp ứng tốt nhu cầu thông thường.
  • Dịch vụ nén ảnh: dùng SmushIT bản miễn phí .
  • Dịch vụ tự động Backups: dùng Plugins UpdraftPlus miễn phí, tự động backup theo lịch và upload các bản sao lưu lên các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive, Dropbox…

2. Chi phí tạo website dạng company, agency – business

Để tạo website dịch vụ & công ty (Agency, Business) cần thiết nên có chứng chỉ SSL cho tổ chức (OV hay EV SSL) để tăng uy tín khi giao dịch, thanh toán.

Nhu cầu Hosting, Backups, Security không cần quá cao vì thường lượng Visits cùng lúc không nhiều, số bài viết và dữ liệu nhỏ và không thường xuyên cập nhật.

Riêng phần nhận dạng thương hiệu như domain, Logo, Banner, Brochure,…cần đầu tư chuyên nghiệp. Email Marketing cần chú trọng, nhất là tính năng trả lời email tự động.

Domain + SSL

  • Domain từ $5/ năm cho .com, .net nên mua ở Namesilo, Namecheap, Exabytes, Godaddy. Nếu bạn muốn dùng .vn hoặc .com.vn giá từ $25 – $35 ở Nhân Hòa, Z.com .
  • SSL dùng loại dành cho doanh nghiệp, tổ chức OV SSL hoặc EV SSL giá từ $29 -$89 tại Namecheap. Nếu dịch vụ nhỏ bạn có hể dùng SSL Comodo của Namecheap hoặc SSL miễn phí Let’s Encrypt.

Hosting /VPS

  • Với khách hàng nước ngoài, chọn A2Hosting gói TWIST $60/năm.
  • Trong nước nên chọn AZDIGI của Thạch Phạm – gói cơ bản chỉ từ 65k(VNĐ) mỗi tháng.
  • Nếu bạn thích dùng VPS, có thể chọn gói 512MB RAM của Vultr giá $30/năm.
Chọn gói hosting phù hợp

Themes + Graphics

  • Theme: giá từ $19 – $100 khi mua trực tiếp, hoặc free ở Quà Tặng VHW. Bạn cũng có thể tham gia VIP CLUB Membership (nếu chương trình vẫn còn nhận Members) đê nhận các suất cài đặt bản quyền auto update cho nhiều themes & plugins cực chất cho Web doanh nghiệp/ dịch vụ.
  • Để tạo dấu ấn cho thương hiệu, có thể thuê Freelancer custom/redesign lại theme theo phong cách riêng với giá khoản $100 -> $500.
  • Graphics: Thuê trọn gói thiết kế Branding gồm Logo + Banners, Social Covers + Brochure giá từ $50 – $300 trên Freelancer.com hoặc Upwork, Fiverr.
  • Bạn cũng có thể dùng nhiều mẫu logo, banner có trên Envato Elements 

Plugins cho Website doanh nghiệp, dịch vụ

Dùng các plugins miễn phí cần thiết cho hầu hết các WordPress Website

  • Chống Spam bằng Akismet Anti-Spam.
  • Tối ưu SEO bằng bản free của YoastSEO
  • Broken Link Checker để check link lỗi error 404.
  • Simple 301 Redirects để fix lỗi 404, rất quan trọng cho SEO.
  • Tăng tốc Caching bằng WP Super Cache, WP Fatest Cache hoặc WP Total Cache free.
  • Tạo Form liên hệ bằng ContactForm 7 hoặc WPForm
  • Tạo Opt-In Form bằng WP Subscribe Free của MyThemeShop.
  • Sao lưu code+database và up lên Google Drive, Dropbox tự động bằng UpdraftPlus.
  • Bảo mật bằng iThemes Security bản free.

Các plugins thương mại nên dùng:

  • GoPricing để tạo Pricing Tables chuyên nghiệp ($25)
  • WP Live Chat để thêm tính năng chat support ($18)
  • Elementor Pro ($49), Beaver Builder ($99) hoặc ThriveArchitect ($67) để tạo Landing Page, tùy biến trang chủ, tạo Pricing Tables..

Dịch vụ ngoài

Các dịch vụ miễn phí cần cho mọi Websites WordPress:

  • Dịch vụ tăng tốc CDN và DNS trung gian CloudFlare: rất tốt để chống DDos và tăng tốc độ truy cập từ mọi nơi trên thế giới.
  • Dịch vụ Email Marketing: Tài khoản Free tại Mailchimp, MailerLite đáp ứng tốt nhu cầu thông thường.
  • Dịch vụ nén ảnh: dùng SmushIT bản miễn phí .
  • Dịch vụ tự động Backups: dùng Plugins UpdraftPlus miễn phí, tự động backup theo lịch và upload các bản sao lưu lên các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive, Dropbox…

Dịch vụ trả tiền khuyên dùng:

  • Email Marketing: Amazon SES+Sendy với chi phí khoản $50/năm.
  • Nén ảnh bằng ShortPixel $10/ 10.000 ảnh.

Tổng chi phí: $160 ~ $600/ năm đầu.

3. Chi phí tạo webiste dạng news, affiliate marketing

Đặc thù của các trang dạng này là lượng Visits lớn tại một thời điểm nên cần Hosting mạnh hoặc VPS. Đặc biệt đối với các bạn làm affiliate marketing hoặc chơi Google adsense cần kéo traffic thì hosting đóng vai trò quan trọng

Việc đầu tư cho Social Marketing cũng quan trọng để thu hút lượng lớn người xem và tương tác với các tin bài.

Các thành phần như Domain, Graphics…không yêu cầu quá cao, nhưng vì lượng bài viết lớn, cập nhật liên tục nên các dịch vụ như nén ảnh, tăng tốc, backups và bảo mật cần được đầu tư hợp lý.

Domain + SSL

  • Domain dùng các loại .info, .club….com hay .net giá chỉ từ $0.88 ~ $13/năm.
  • SSL: nên dùng free của Let’s Encrypt hoặc CloudFlare. Hoặc SSL Positive Comodo của Namecheap với giá ~$2/ năm.

Hosting/VPS

  • Dùng HawkHost cho site nhỏ ($28.8/ năm)
  • Gói Turbo A2 Hosting $120/năm cho site lớn.
  • Dùng AZDIGI gói doanh nghiệp nếu bạn ngại đứt cáp (nhưng chỉ tốt nếu hầu hết người dùng ở VN, tốc độ đi nước ngoài AZDIGI khá tệ)

Hoặc dùng VPS cao cấp LinodeVultrDigitalOcean, location theo khu vực tương ứng:

  • 2GB RAM $120/năm cho site nhỏ.
  • 4GB RAM $240/năm cho site lớn.

Theme – Graphics

  • Theme: dùng Theme Free từ WordPRess.org hoặc nhận từ các chương trình Freebies hàng tháng của ThemeForest, cao cấp hơn là từ Quà Tặng VHW …
  • Graphics: bạn có thể tự làm từ các Free Resources trên Freepix, Flaticons, Vexels…

Plugins

Các plugins miễn phí cần thiết:

  • Chống Spam bằng Akismet Anti-Spam.
  • Tối ưu SEO bằng bản free của YoastSEO hoặc All in One SEO Pack.
  • Broken Link Checker để check link lỗi error 404.
  • Simple 301 Redirects để fix lỗi 404, rất quan trọng cho SEO.
  • Tăng tốc Caching bằng WP Super Cache, WP Fatest Cache hoặc WP Total Cache free.
  • Tạo Form liên hệ bằng ContactForm 7, WPForm
  • Tạo Opt-In Form bằng WP Subscribe Free của MyThemeShop.
  • Sao lưu code+database và up lên Google Drive, Dropbox tự động bằng UpdraftPlus.
  • Bảo mật bằng iThemes Security hoặc WordFence bản free.

Các plugins thương mại khuyên dùng:

  • WP Rocket để tăng tốc Caching ($40).
  • ConvertPlug cho Opt-in Form ($25).
  • Easy Social Share Buttons để tạo nút chia sẻ mạng xã hội ($19).
  • WP Automatic để tự động đăng bài lên mạng xã hội ($21).
  • Yoast SEO Premium ($70) hoặc AllinOne SEO Pack Pro ($80) để tối ưu SEO.

Dịch vụ ngoài

Các dịch vụ miễn phí cần cho mọi Websites WordPress:

  • Dịch vụ tăng tốc CDN và DNS trung gian CloudFlare: rất tốt để chống DDos và tăng tốc độ truy cập từ mọi nơi trên thế giới.
  • Dịch vụ Email Marketing: Tài khoản Free tại Mailchimp đáp ứng tốt nhu cầu thông thường.
  • Dịch vụ nén ảnh: dùng SmushIT bản miễn phí .
  • Dịch vụ tự động Backups: dùng Plugins UpdraftPlus miễn phí, tự động backup theo lịch và upload các bản sao lưu lên các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive, Dropbox…
  • Dịch vụ quét mã độc: dùng dịch vụ có sẵn trên Hosting hoặc Sucuri SiteCheck để quét online, dùng một số Plugins khác để check như TAC, Exploit Scanner.

Các dịch vụ Trả tiền với giải pháp tiết kiệm:

  • Email Marketing: Amazon SES+Sendy, chi phí tối đa khoản $50/năm.
  • Backups & Restore tự động bằng VPS 128MB RAM ở Ramnode $15/năm. Nếu dùng VPS thì dịch vụ backup tự động toàn bộ VPS giá từ $24/ năm.
  • Nén ảnh bằng ShortPixel $10/ 10.000 ảnh.

Chi phí : $140 ~ $310 /năm.

4. Chi phí tạo website shop bán hàng

Đặt trưng của Shop bán hàng là mã nguồn nặng và phải dùng nhiều addons của plugins WooCommerce.

Ta sẽ cần Hosting/VPS mạnh mẽ, tốc độ ổn định không cần phải rất nhanh như trang tin tức và nên đầu tư cho các Plugins tăng tính năng cho WooCommerce.

Đặc biệt, bạn nên có chứng chỉ SSL dành cho shop để tăng sự tin tưởng để khách hàng thanh toán qua các cổng thanh toán trên Website.

Domain + SSL

  • Tên miền .net hoặc .com giá từ $8 – $13 nên mua ở Namesilo, Namecheap, Name.com hoặc Godaddy. Tên miền quốc gia .vn giá từ $30 – $35 ở Nhân Hòa, Z.com
  • SSL: chi phí $29 – $89 cho các chứng chỉ SSL cho eCommerce tại Namecheap.

Hosting/ VPS

  • Chọn  A2Hosting gói SWIFT $60/năm hoặc SiteGround Singapore gói GrowBig $70/năm khách trong nước hay nước ngoài đều tốt.
  • Bạn cũng có thể chọn VPS từ $120/năm (2GB RAM) tại Linode hoặc Vultr.

Theme – Graphics

Mẫu giao diện để bán hàng thì đa dạng vô cùng, bên mình đã có chia sẻ top theme WordPress bán hàng tốt nhất để các bạn có thể tham khảo

  • Nếu ít sản phẩm hãy chọn các eCommerce themes của MyThemeShop, Theme-Junkie để load nhẹ và dễ cài đặt.
  • Với shop nhiều sản phẩm và tính năng, hãy chọn các themes đình đám Flatsome, Electro, Shopkeeper, North …từ  ThemeForest. Các themes này bạn có thể nhận miễn phí từ Quà Tặng VHW.
  • Graphics: vô số nguồn free trên mạng để bạn tự làm, ví dụ Freepix, Flaticons, Vexels…

Plugins

Các plugins miễn phí cần thiết :

  • Chống Spam bằng Akismet Anti-Spam.
  • Tối ưu SEO bằng bản free của YoastSEO hoặc All in One SEO Pack.
  • Broken Link Checker để check link lỗi error 404.
  • Simple 301 Redirects để fix lỗi 404, rất quan trọng cho SEO.
  • Tăng tốc Caching bằng WP Super Cache, WP Fatest Cache hoặc WP Total Cache free.
  • Tạo Form liên hệ bằng ContactForm 7.
  • Tạo Opt-In Form bằng WP Subscribe Free của MyThemeShop.
  • Sao lưu code+database và up lên Google Drive, Dropbox tự động bằng UpdraftPlus.
  • Bảo mật bằng iThemes Security hoặc WordFence bản free.

Các plugins thương mại cho shop bán hàng:

  • Woo ZONE, phải có nếu bạn tham gia Amazon Affiliate ($42).
  • Table Rate Shipping tính chi phí Ship hàng ($21).
  • WooCommerce Advanced Bulk Edit chỉnh sửa products nhanh chóng ($23).
  • WooCommerce Product Filter  thêm tính năng lọc sản phẩm ($35).
  • WooCommerce Currency Switcher thêm tính năng thay đổi tiền tệ ($35).
  • WooSwatches tạo option sản phầm theo color ($25).
  • Woo Quick Export  trích xuất toàn bộ đơn hàng, thông tin khách hàng ($20).
  • WooCommerce Extra Product Options ($19) – Thêm các trường mới cho trang Products.
  • WooCommerce PDF Invoices ($35) – Tạo hóa đơn bằng file PDF
  • Email Customizer for Woo ($29) – Tùy biến email mặc định của WooCommerce

Đa phần các Plugins cần thiết đã được tích hợp miễn phí vào WooCommerce Theme, đặt biệt là các themes từ ThemeForest, nhưng một số plugins bạn sẽ phải mua riêng hoặc nhận miễn phí nếu đang là thành viên của VIP CLUB Membership!

Dịch vụ ngoài

Dịch vụ ngoài kèm thêm đối với các website dạng Ecommerce thì ngoài các dịch vụ tối ưu hóa website thì bạn có thể sử dụng theme một số dịch vụ để cải thiện hiệu suất bán hàng

Dịch vụ miễn phí :

  • Dịch vụ tăng tốc CDN và DNS trung gian CloudFlare: rất tốt để chống DDos và tăng tốc độ truy cập từ mọi nơi trên thế giới.
  • Dịch vụ Email Marketing: Tài khoản Free tại Mailchimp đáp ứng tốt nhu cầu thông thường.
  • Dịch vụ nén ảnh: dùng SmushIT bản miễn phí .
  • Dịch vụ tự động Backups: dùng Plugins UpdraftPlus miễn phí, tự động backup theo lịch và upload các bản sao lưu lên các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive, Dropbox…

Các dịch vụ Trả tiền với giải pháp tiết kiệm:

  • Email Marketing: Amazon SES+Sendy, chi phí tối đa khoản $50/năm.
  • Backups & Restore tự động bằng VPS 128MB RAM ở Ramnode $15/năm.
  • Nén ảnh bằng ShortPixel $10/ 10.000 ảnh.

Chi phí : $180 ~ $310 /năm đầu.

Kết luận

Nhìn chung chi phí tạo website khá đa dạng và khác nhau theo mục đích và quy mô sử dụng. Có thể theo thời gian bạn có thể nâng cấp lên dần.

Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng thể về chi phí để tạo một website. Việc bỏ ra một số tiền xây dựng và đầu tư website sẽ tương ứng với kết quả mà bạn nhận lại về hiệu năng, tốc độ, lượt truy cập hay doanh số.

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *