Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ WordPress Websites sẽ được chuẩn đoán thông qua các công cụ kiểm tra tốc độ website với những thông số cực kỳ chi tiết. Dựa vào các thông số này mà bạn sẽ biết cách để cải thiện tốc độ tải trang cho website của mình.
Disclaim: bài việt này đội ngũ bên mình có sử dụng các thông tin được chia sẻ từ VHW (bài viết quá chi tiết và đầy đủ). Ở cuối bài bên mình có gắn credit.
Các phương pháp tăng tốc WordPress Websites
Ngoài các thủ thuật tối ưu dựa vào các chỉ số do công cụ kiểm tra tốc độ website đưa ra (tối ưu css, image…) một cách thủ công thì các bạn có thể giúp website nhanh hơn ngay từ đầu bằng cách giải pháp cụ thể bên dưới.
Đây là các cách tăng tốc website WordPress tối ưu nhất được đa số các bạn developer sử dụng. Các blog lớn như WPBeinner hay Hublot cũng recommend các công cụ này.
1. Chọn hosting – VPS chất lượng cao
Có thể nói chất lượng Hosting-VPS là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ websites. Một theme WordPress chuẩn SEO hay có tối ưu hay nhẹ đến mấy mà chúng ta sử dụng hosting “cùi” thì cũng sẽ chậm như thường.
Để chọn được gói hosting phù hợp cho website thì sẽ có 3 tiêu chí chính bạn cần quan tâm đó là: đơn vị cung cấp, gói băng thông phù hợp cho mỗi website, và vị trí đặt server (lý do vì sao thì mình giải thích ở bên dưới)
Nhà cung cấp VPS uy tín và chất lượng
Có thể có nhiều dịch vụ ít chất lượng tốt dù ít nổi tiếng, nhưng chúng ta không có thời gian để làm thí nghiệm, vậy nên hãy giải quyết vấn đề Hosting – VPS nhanh gọn bằng cách chọn những thương hiệu lớn.
Chẳng hạn như VPS của Vultr thì khỏi phải bàn đến – một trong những nhà cung cấp dịch vụ hosting và vps số 1 trên thế giới hiện nay. Ở trong nước thì cũng có thể kể đến AZdigi một đơn vị local hỗ trợ bạn bằng tiếng Việt…
Nếu vẫn đang phân vân chọn nhà cung cấp thì bạn có thể xem thêm tại bài dịch vụ hosting tốt nhất và đội ngũ bên mình đã chia sẻ nhé.
Chọn gói hosting – VPS phù hợp với loại websites
Tùy vào loại Websites dùng Themes & Plugins và có Database nặng nhẹ, số lượng người dùng cùng thời điểm ít hay nhiều mà chọn gói Hosting – VPS có tài nguyên phần cứng đáp ứng được yêu cầu.
Nếu chỉ là blog tin tức đơn thuần thì chúng ta nên chọn các gói dung lượng vừa đủ mà không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Nếu là website bán hàng với nhiều danh mục và sản phẩm thì cân nhắc các gói băng thông cao hơn.
Chọn hosting location cho website
Các đơn vị cung cấp dịch vụ hosting hay VPS sẽ có các máy chủ đặt ở các location khác nhau. Khi chọn vps/hosting location để deploy website thì bạn cũng nên lưu ý.
Chọn Hosting – VPS có location châu Á (Hong Kong – Tokyon – Singapore) nếu nhắm đến khách truy cập trong nước. Còn ở Âu – Mỹ, hãy ưu tiên chọn Location tại Mỹ. Trong trường hợp bạn muốn đáp ứng tốt cả người dùng trong nước và khắp thế giới, nên dùng thêm các dịch vụ CDN!
2. Dùng dịch vụ CDN – Mạng phân phối nội dung
Dịch vụ CDN sẽ giúp người dùng truy cập đến nội dung được lưu ở Server gần nhất!
CDN – Content Delivery Network – là dịch vụ có một mạng lưới máy chủ phân bổ khắp thế giới, lưu trữ nội dung của Wesites và phân phối đến người dùng ở khu vực tương ứng. Khi dùng các dịch vụ CDN, bạn không cần lo lắng về việc người dùng ở quá xa nơi đặt máy chủ chứa Websites nữa. Vì nội dung của Websites được lưu trên toàn bộ các máy chủ của dịch vụ CDN, người dùng khi truy cập vào Websites, sẽ được điều hướng đến máy chủ lưu nội dung gần họ nhất!
Có khá nhiều dịch vụ CDN với những phương thức lưu nội dung khác nhau và có nhiều mức độ lưu trữ. Bạn có thể tìm hiểu kỹ ở bài viết này! VHW giới thiệu 2 dịch vụ được cộng đồng WordPress ưa chuộng nhất!
Dịch vụ CDN miễn phí CloudFlare
CloudFlare là dịch vụ CDN phổ biến nhất thế giới với hàng triệu Websites đang dùng, không phải vì nó miễn phí, mà vì chất lượng nó quá tuyệt vời cho nhu cầu của các Websites nhỏ và vừa. Không chỉ cung cấp CDN , bạn còn được sử dụng dịch vụ DNS trung gian tốt nhất thế giới với tốc độ phản hồi cực nhanh – hỗ trợ chống DDos rất hiệu quả!
Ngoài Free DNS – CDN, CloudFlare còn giúp thêm chứng chỉ bảo mật SSL (Flexible SSL) cho Websites mà không cần can thiệp vào Hosting như cách cài Let’s Encrypt SSL và các Premium SSL khác!
Dịch vụ Premium CDN MaxCDN
MaxCDN là dịch vụ rất nhiều WP Websites lớn ưa chuộng, có thể kể đến WPBeginner – blog số 1 thế giới về WP hiện nay. Chi phí cho MaxCDN rất phải chăng. Không chỉ giúp tăng tốc Websites tuyệt vời, MaxCDN còn tích hợp vô số tính năng giúp theo dõi traffic, bảo mật và chống DDos.
3. Chọn Themes tối ưu SEO & Chọn Plugins phù hợp
Yếu tố lớn tiếp theo ảnh hưởng đến tốc độ website đó là việc sử dụng theme và plugin
Một trong những lỗi người dùng WordPress thiếu kinh nghiệm thường gặp là luôn chọn những Themes nổi tiếng bắt mắt và cài quá nhiều plugins đình đám mà không hề biết nó tác động lớn đến tốc độ và sự ổn định của Websites!
Chọn Themes chuẩn SEO
Với WP Themes, bên cạnh thiết kế đẹp, đúng phong cách bạn thích thì tiêu chí thường bị bỏ quên chính là điểm số “tối ưu SEO”, code nhẹ, theo chuẩn Schema (chuẩn SEO) và tương thích với các thiết bị di động (Responsive & Adaptive Design).
Một số theme được nhiều người yêu chuộng hiện nay như theme GeneratePress, Divi hay theme Astra đều rất nhanh với code sạch và nhẹ.
Nên nhớ, một Websites đẹp lộng lẫy chẳng có ý nghĩa gì nếu khách ghé qua phải đợi quá lâu để load xong nội dung, thậm chí trình duyệt của khách bị đơ vì phải thực thi quá nhiều chương trình tạo hiệu ứng bằng Javascript…
Các themes WordPress chuẩn SEO nổi tiếng thế giới bạn có thể tham khảo ở mục Reviews của blog . Mọi nhà cung cấp themes đều cố gắng đáp ứng các tiêu chuẩn tối ưu SEO, nhưng đôi khi họ phải hi sinh một số yếu tố như ‘code nhẹ’ – ‘load nhanh’ và chuẩn Schema để có được thật nhiều hiệu ứng và thiết kế đẹp mắt nhằm thu hút người mua.
Đặc biệt khi chọn dùng các Themes từ ThemeForest, hãy tìm hiểu Feedback của người dùng và tham khảo các Websites đang sử dụng Theme bạn thích xem nó hoạt động có mượt mà không – đừng chỉ nhìn vào demo đẹp để chọn Themes!
Chọn Plugins hợp lý
Plugins giúp thêm những tính năng mà bản thân WordPress core và Themes không có sẵn. Dù vậy, thêm tính năng đồng nghĩa với thêm công việc cho Webserver, nên chỉ chọn những Plugins cần thiết nhất cho Websites của mình – và nếu có nhiều plugins có chung tính năng – hãy chọn cái nhẹ nhàng nhất.
Ví dụ: cùng với plugin làm SEO bạn có rất nhiều sự lựa chọn như Yoast, RankMath hay All in one SEO…bạn cần chọn cái phù hợp nhất cho mình. Hay đơn giản như chọn plugin contact form WordPress có đến hàng ngàn loại như Contact form 7, plugin WPForms, Gravity Form…nhưng hãy chọn cái nào phù hợp nhất với nhu cầu, tính năng đủ dùng mà không làm ảnh hưởng đến website.
Mỗi website được tạo ra đều có mục đích riêng và các plugin được cài vào để hỗ trợ mục đích đó. Nên không phải bạn thấy website này cài thì bạn cũng cài vào – đó là một thói quen nguy hiểm.
Và nếu được, hãy dùng code để bổ sung các tính năng trong khả năng thay vì phải cài thêm plugin vào WordPress. Khi sử dụng website đủ lâu bạn sẽ nhận ra rằng càng ít plugin sẽ càng tốt cho website
4. Dùng Plugins tăng tốc Caching
Caching là công nghệ tăng tốc bằng cách tạo bộ nhớ đệm (Cache) cho nội dung của Websites. Việc lưu cache có thể thực hiện đồng thời trên máy chủ và thiết bị của người dùng, khi người dùng truy cập Websites, họ sẽ tải các bản phiên bản cache, do đó giảm thời gian truy vấn database, cũng như giảm dung lượng tải về nếu thiết bị của người dùng còn lưu cache của trang web trong lần truy cập trước.
WP Rocket là plugins tăng tốc WordPress đỉnh nhất thế giới. Mình đã chia sẻ rất chi tiết ở bài đánh giá WP Rocket để các bạn có thể hiểu vì sao đây là tools giúp cải thiện tốc độ website tốt nhất.
Điều tuyệt vời là WordPress có rất nhiều plugins tăng tốc Caching rất hiệu quả. Miễn phí là WP Super Cache – W3 Total Cache, LiteSpeed Cache… Còn đỉnh hơn nữa là WP Fastest Cache Premium, hay cái tên số 1 thế giới hiện nay – WP Rocket! Một số gợi ý:
- Dùng WP Super Cache cho Websites nhỏ chạy trên Shared Hosting!
- Dùng W3 Total Cache cho Websites vừa và lớn, chạy trên VPS!
- Dùng LiteSpeed Cache để tăng tốc nếu Hosting của bạn dùng LiteSpeed – một Webserver hiệu suất rất cao đang được ưa chuộng hiện nay (HawkHost, AZDigi, …chẳng hạn)!
- Nếu có điều kiện, hãy dùng WP Rocket – dễ dùng như WP Super Cache và có khả năng tăng tốc caching số 1 thế giới hiện nay!
5. Hỗ trợ Gzip Compression
Kiểm tra Gzip enable bằng CheckGzipCompression.com
Gzip Compression là chuẩn nén dữ liệu được các trình duyệt phổ biến nhất hiện nay hỗ trợ, khi dữ liệu từ Servers được nén Gzip rồi gởi về cho người dùng, dung lượng sẽ tiết kiệm đến 90%. Nếu Websites chưa bật Gzip, tốc độ test chắc chắn sẽ rất thấp!
Hầu hết các Webservers hiện nay đều hỗ trợ nén Gzip, nhưng có thể phải Enable để nó hoạt động. Để kiểm tra Websites có bật Gzip chưa, hãy vào Check Gzip gõ địa chỉ websites để check !
Nếu Website chưa bật Gzip, ta có thể Enable Gzip Compression bằng các plugins Tăng tốc hoặc làm thủ công như hướng dẫn bên dưới:
Enable Gzip Compression bằng Plugins
Rất dễ dàng bật Gzip nếu dùng các plugins tăng tốc như WP Super Cache, W3 Total Cache hay WP Rocket.
- Bật Gzip trong WP Super Cache: vào tab Advanced –> Miscellaneous:
- Bật Gzip trong W3 Total Cache: vào Browser Cache –> Enable HTTP:
- Bật Gzip trong WP Rocket: tự động enable khi kích hoạt Wp Rocket (khỏi bật)!
Enable Gzip Compression thủ công
Để kích hoạt nén Gzip (Gzip compression) thủ công trong WordPress, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra xem Gzip đã được kích hoạt chưa Trước tiên, bạn nên kiểm tra xem Gzip đã được kích hoạt trong máy chủ của bạn chưa. Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp hosting hoặc xem trong cPanel (nếu có) để xác định trạng thái Gzip.
- Bước 2: Sửa tập tin .htaccess Nếu Gzip chưa được kích hoạt, bạn cần chỉnh sửa tập tin .htaccess trong thư mục gốc của trang web WordPress.
Để làm điều này, trước tiên, bạn cần truy cập vào hosting của trang web qua FTP hoặc trình quản lý tệp. Tìm và tải tập tin .htaccess lên máy tính của bạn để sao lưu trước khi chỉnh sửa.
Bây giờ, mở tập tin .htaccess bằng trình soạn thảo văn bản và thêm mã sau vào đầu tập tin:
apacheCopy code<IfModule mod_deflate.c>
# Enable Gzip Compression
AddOutputFilterByType DEFLATE text/plain
AddOutputFilterByType DEFLATE text/html
AddOutputFilterByType DEFLATE text/xml
AddOutputFilterByType DEFLATE text/css
AddOutputFilterByType DEFLATE application/xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/xhtml+xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/rss+xml
AddOutputFilterByType DEFLATE application/javascript
AddOutputFilterByType DEFLATE application/x-javascript
AddOutputFilterByType DEFLATE application/json
AddOutputFilterByType DEFLATE application/wasm
# Exclude some browsers from Gzip Compression
BrowserMatch ^Mozilla/4 gzip-only-text/html
BrowserMatch ^Mozilla/4\.0[678] no-gzip
BrowserMatch \bMSIE !no-gzip !gzip-only-text/html
# Optional: Set the level of compression (0-9)
DeflateCompressionLevel 6
</IfModule>
- Bước 3: Lưu và tải tập tin .htaccess đã chỉnh sửa lên máy chủ của bạn. Nếu bạn được hỏi có ghi đè tập tin hiện có không, hãy chọn “Có.”
- Bước 4: Kiểm tra lại Sau khi đã thêm mã Gzip vào tập tin .htaccess, bạn nên kiểm tra lại trang web của mình để đảm bảo Gzip đã hoạt động. Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra Gzip trực tuyến để kiểm tra xem Gzip đã được kích hoạt thành công hay chưa.
Lưu ý: Trước khi thực hiện các thay đổi trong tập tin .htaccess, hãy đảm bảo bạn đã sao lưu dữ liệu để tránh mất mát dữ liệu không mong muốn. Nếu bạn không chắc chắn về cách thực hiện hoặc không muốn tự làm, hãy liên hệ với nhà cung cấp hosting hoặc chuyên gia WordPress để được hỗ trợ.
6. Tối ưu hình ảnh
Tối ưu hoá dung lượng hình ảnh không chỉ giúp cải thiện tốc độ website WordPress mà còn rất thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Nói cách khác là tối ưu cho SEO. Chính vì vậy đây là một hạng mục mà bạn nên ưu tiên khi muốn làm tốc độ website nhanh hơn.
Hình ảnh (images) là yếu tố ảnh hưởng lớn đến Page Size. Tối ưu hình ảnh (Optimize Images) sẽ giúp thời gian tải trang giảm xuống rất nhiều!
Có rất nhiều plugins miễn phí & trả phí giúp tối ưu ảnh, plugins miễn phí. Cơ bản các plugin này sẽ check toàn bộ thư viện ảnh Media và với một click, nó sẽ tối ưu toàn bộ các ảnh chưa được tối ưu.
7. Dọn dẹp và tối ưu dữ liệu
Khi Websites hoạt động được một thời gian, sẽ có nhiều bài viết sửa xóa, bình luận spam, cũng như dữ liệu của các plugins cũ… cái này là dữ liệu rác làm nặng Database. Đặc biệt việc truy xuất dữ liệu trong một thời gian dài cũng khiến Databases trở nên rối rắm.
Tối ưu dữ liệu – Optimize Database là dọn dẹp dữ liệu rác, sắp xếp lại đường dẫn nhằm tăng tốc độ truy xuất – giảm thời gian load trang!
Tối ưu dữ liệu có thể được thực hiện hiệu quả với các plugins miễn phí. Nổi bật nhất là WP Sweep và WP-Optimize!
Nếu dùng các plugins tăng tốc nổi tiếng như WP Rocket hay WP Fastest Cache (Pro) thì tính năng Optimize Databases đã được tích hợp sẵn!
Một số thủ thuật tăng tốc WordPress khác
Ngoài những phương pháp tăng tốc WordPress phổ biến ở trên, còn có những kỹ thuật nhỏ giúp cải thiện tốc độ WordPress và tăng điểm Speed Test. Tuy nhiên, thực hiện chúng khiến bạn phải hi sinh một vài tính năng ưu thích trong WordPress, cũng có một số trường hợp gây ra lỗi. Vì vậy, hãy thử áp dụng và trải nghiệm rồi quyết định xem có nên dùng hay không?
1. Giới hạn Post Revisions
Revisions là một tính năng tuyệt vời của WordPress, nó lưu các phiên bản bài viết theo thời gian thực, nếu bạn lỡ xóa mất một phần bài viết, có thể mở Revisions xem lại các phiên bản cũ để restore lại.
Dù rất hữu ích nhưng Revisions làm nặng Websites vì quá trình tự động lưu của nó, cũng như làm nặng Databases khi mỗi bài viết sẽ có rất nhiều phiên bản kèm theo được lưu vào dữ liệu.
Chúng ta có thể tắt tính năng Revisions – nhưng VHW cam đoan đó là việc ngốc nghếch nhất bạn từng làm với WordPress – bạn sẽ hối tiếc rất nhiều nếu một lúc nào đó lỡ tay xóa mất bài viết mình đoan soạn, hoặc máy tính đột ngột gặp sự cố, trình duyệt bị crash…
Thay vì tắt luôn Revisions, hãy giới hạn số Revisions được lưu cho mỗi bài viết, từ 2 đến 4 bản sao có lẽ là hợp lý. Cách làm rất đơn giản, hãy thêm dòng này vào file wp-config.php trên thư mục chứa WordPress (nhớ Save lại nhé):
define( 'WP_POST_REVISIONS', 4 );
Nếu dùng WP Rocket, ta có thể cấu hình để nó tự động xóa các Revisions để nhẹ Database!
2. Tắt Pingbacks và Trackbacks
Pingbacks và Trackbacks từng là tính năng được yêu thích của WordPress, nó tự động tạo liên kết giữa các bài viết. Nhưng hiện nay, khi tính năng Related Posts có thể thực thi chủ động và thông minh bằng các plugins hay được tích hợp sẵn trong Themes, thì Pingbacks và Trackbacks trở thành kẻ ‘vô duyên’, chưa kể nó làm nặng Databases khi tạo ra những liên kết không mong muốn.
Dù buồn – nhưng No Country for Oldman hãy cho nó nghỉ hưu bằng cách vào Settings –> Discussion và bỏ chọn như hình dưới:
Nếu cách tắt Pingbacks như trên không hiệu quả, hãy dùng plugin No Self Pings để trị nó!
4. Chặn image hotlinking
Image HotLinking cũng là một tính năng rất hay của WordPress, cho phép người dùng copy link ảnh trong bài viết ở websites khác dùng cho bài viết của mình một cách nhanh chóng. Nếu người khác dùng Images của bạn, bạn sẽ có 1 backlinks, quá hay.
Nhưng backlinks đó có lợi hay hại tùy thuộc vào chất lượng Websites đó, trước mắt ta sẽ bị mất băng thông vì mỗi lần bài viết có link Images được load, nó sẽ tải trực tiếp từ Hosting của bạn, không chỉ băng thông, nó còn bắt máy chủ làm thêm việc để truy xuất Images từ ổ cứng.
5. Minify Codes
Minify Codes là phương thức tối ưu dung lượng code (HTML – Javascript & CSS) bằng cách xóa các khoản trắng trong code ( và gộp nhiều file JS & CSS lại thành một)! Cách này sẽ giúp giảm file size và số request nên giảm được load times!
Minify HTM – CSS – Javascript các plugins tăng tốc WordPress như W3 Total Cache hay WP Rocket đều hỗ trợ. Một plugins chuyên dụng để làm việc này là Autoptimize – rất dễ sử dụng và nhận được ratings cao trên WordPress.org!
Tùy thuộc vào Theme và các Plugins bạn đang dùng, Minify Codes có thể hoạt động tốt và giúp tăng tốc đáng kể. Nhưng cũng không hiếm trường hợp kích hoạt xong Websites sẽ bị vỡ giao diện và trông rất thảm hại, vì vậy, hãy cài đặt và trải nghiệm để quyết định xem có dùng hay không?
6. Lazy Load Images & Comments
Lazy Load – là kỹ thuật tải chậm hình ảnh …được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Cụ thể, nó là kỹ thuật dùng Javascript để điều khiển quá trình hiển thị nội dung – trang web sẽ chỉ hiển thị ảnh bạn đang xem trước, khi bạn scroll những phần nội dung khác các ảnh sẽ tiếp tục được hiển thị – nhờ cách này, dữ liệu load ban đầu sẽ ít hơn nên tốc độ tăng lên đáng kể.
Dù được ưa chuộng, Lazy Load vẫn có nhược điểm là khiến người dùng khó chịu và thiên hạ còn đồn rằng nó gây hại cho SEO.
Các themes hiện nay thường hỗ trợ sẵn Lazy Load. Nếu không có, hãy cài A3 Lazy Load, plugins miễn phí rất tốt để thêm tính năng này!
Bên cạnh Lazy Load hình ảnh còn có kỹ thuật Lazy Load Comments. Ở các blog có nhiều người tham gia bình luận, Lazy Load Comments rất có ích. Dùng plugin Lazy Load for Comments để tích hợp tính năng này cho blog!
7. Chia post và bình luận ra nhiều trang
Đây là cách giúp giảm load times nếu bài viết quá dài hoặc quá nhiều comments. Rất may là WordPress hỗ trợ sẵn tính năng này mà không cần dùng thêm plugins!
Để chia bài viết thành nhiều trang, chỉ cần chuyển Editor từ chế độ Visual sang chế độ Text và dán đoạn <!––nextpage––>
vào vị trí muốn cắt trang, bạn có thể chia một bài viết thành vô số trang tùy thích!
Riêng phần comments, chia trang còn dễ hơn, hãy vào Settings -> Discussion và nhập số bình luận muốn hiển thị trong 1 trang, nó sẽ tự động phân trang cho bạn!
8. Dùng images thay cho ads code
Khi tham gia kiếm tiền bằng tiếp thị liên kết, chúng ta được yêu cầu đặt Ads code vào Websites để hiển thị Banner của dịch vụ. Việc này khiến Websites phải kết nối với servers của dịch vụ để tải Banner, làm tăng thời gian tải trang.
Trừ trường hợp bên đối tác bắt buộc phải đặt Ads Code, ta nên upload Banners quảng cáo lên Hosting và add link tiếp thị vào đó để mỗi lần load trang, ảnh sẽ được tải trực tiếp từ Hosting thay vì kết nối với Servers bên ngoài.
Upload Banners lên Hosting còn có ưu điểm khác: bạn có thể đặt Banners quảng cáo như Image thông thường nên không bị block nếu trình duyệt người dùng có cài các Extension block Quảng cáo (như Adblock Plus chẳng hạn)!
9. Disable Emojis & Caching Gravatar
Emoji là một tính năng thú vị mới có trong WordPress, giúp người dùng thêm các biểu tượng cảm xúc rất cool vào bài viết hay bình luận. Nhưng hiện tại, nó tăng load times do phải thực hiện thêm HTTP request từ bên ngoài. Hãy xem xét vô hiệu hóa tính năng này trên Websites. Disable Emojis có thể thực hiện trong chớp mắt bằng plugins Disable Emojis!
Tương tự Emojis, Gravatar giúp thêm ảnh của người dùng (qua dịch vụ Gravatar) khi tham gia bình luận. Đây là tính năng rất có ích để tạo sự thân thiên – tính kết nối giữa những người tham gia blog. Nó cũng làm tăng load times vì phải thực hiện HTTP request đến server của dịch vụ Gravatar để tải ảnh về.
WordPress hỗ trợ disable Gravatars ngay trong Dashboard. Bạn chỉ cần truy cập vào setting là có thể thực hiện được điều này.
Còn nếu websites của bạn ưu tiên thu hút người dùng tham gia bình luận khi mình khuyên không nên bỏ tính năng này, bỏ Gravatars khiến người tham gia bình luận mất đi rất nhiều cảm xúc. Ngoài ra, tác động của Avatar đến tốc độ của WP cũng không đáng kể khi xem xét lợi ích của 2 khía cạnh
10. Xóa Themes – Plugins – Images không sử dụng
Nếu Websites có nhiều themes & plugins không dùng ( ở chế độ Inactive), tốt nhất là nên backups về máy tính hoặc Cloud Drive rồi xóa đi để tiết kiệm dung lượng ổ cứng.
Với Images, sau một thời gian phát triển nội dung, chắc chắn sẽ có nhiều Images không dùng tới, đặt biệt – ứng với mỗi Images up lên WordPress, nó còn sinh ra nhiều phiên bản thumbnails với kích cỡ khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến Websites của bạn ngày càng phình to.
Cũng nên nhắc bạn, tiết kiệm dung lượng của Websites thực chất không phải phương pháp để tăng tốc, nhưng nếu để ý thực hiện ngay từ đầu sẽ giúp quá trình sao backup/ restore nhanh hơn – nhất là lúc bạn chuyển Websites sang Hosting/VPS khác. Và nó còn giúp tiết kiệm dung lượng lưu trữ nếu Hosting/VPS có ổ cứng khiêm tốn!
11. Async Load & Conditionally Load
Hai kỹ thuật này đòi hỏi am hiểu code WordPress, nếu áp dụng không phù hợp, sẽ làm Websites bị lỗi hoặc một số tính năng hoạt động không như ý!
Async Load – Tải không đồng bộ là kỹ thuật để quá trình tải chương trình Javascripts/CSS và HTML được diễn ra cùng nhau, bình thương không dùng kỹ thuật này, mỗi khi gặp đoạn mã khai báo Javascript/CSS, trình duyệt sẽ tiến hành tải – thực thi Javascript/CSS rồi mới tải tiếp HTML, do đó sẽ khiến quá trình load trang chậm đi.
Kỹ thuật Async JS/CSS sẽ giúp giải quyết một lỗi thường xuyên gặp khi Test tốc độ bằng Google PageSpeed Insights là “above-the-fold content“, nôm na là các chương trình JS/CSS chặn việc hiển thị HTML( thực ra là làm chậm quá trình tải HTML). Lỗi này có thể được giải quyết bằng các plugins như Autoptimize hay Async Javascript (đôi khi phải kết hợp cả 2).
Conditional Load – Tải có điều kiện, là một kỹ thuật nâng cao khác, dùng cách này chúng ta sẽ giới hạn một Plugins chỉ được tải ở trang nào đó cần thiết. Ví dụ, chỉ cho Plugins ContactForm 7 được tải ở Page có dùng Contact Form. Dựa vào cách này chúng ta sẽ rút ngắn được load times ở nhiều trang khác. VHW sẽ có một bài riêng về chủ đề này sau!
Lời kết
Như vậy các bạn vừa đi qua một số phương pháp để tăng tốc website WordPress. Nhìn chung khi mua tên miền website và tạo một website thì bạn chỉ cần lưu ý các yếu tố chính sau để đảm bảo page speed load nhanh
- Chọn mua hosting chất lượng hoặc nếu có điều kiện có thể sử dung VPS
- Chọn theme chuẩn SEO để tối ưu hóa về tốc độ và hiệu năng
- Cài thêm một số plugin hỗ trợ tăng tốc website phù hợp.
Chỉ cần 3 yếu tố chính này là đủ để giúp website hoạt động mượt mà. Các thủ thuật tối ưu ở trên là ad-hoc để giúp bạn xử lý một số tình huống khi tốc độ website đang bị ảnh hưởng.
Một lần nữa xin cám ơn đội ngũ VHW đã chia sẻ bài viết rất chi tiết và đẩy đủ về cách tăng tốc website WordPress.
Nguồn: VHW + Internet