Digital marketing là gì? Học digital marketing cho người mới bắt đầu

digital-marketing-la-gi

Digital marketing là có lẽ là cụm từ quá quen thuộc trong những năm gần đây. Rất nhiều các công ty tuyển dụng vị trí như Digital marketing executive, senior digital marketing, hay digital marketing manager…với mức lương hấp dẫn. Vậy học digital marketing là học gì? Và tại sao nó lại quan trọng như vậy trong thời đại hiện nay.

Mời các bạn cùng Digital Marketing Việt Nam – tìm hiểu chi tiết các thông tin bên dưới nhé.

Digital marketing là gì

Digital marketing là một chiến lược tiếp thị sử dụng các kênh trực tuyến như website, email, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, video marketing, SEO và các công cụ tìm kiếm để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Nó cho phép các doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng của mình thông qua các kênh trực tuyến, cung cấp cho họ các sản phẩm, dịch vụ và thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Với sự phát triển của internet và công nghệ, digital marketing trở thành một công cụ cực kỳ hiệu quả để tiếp cận và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến với một lượng khách hàng tiềm năng rộng lớn. Digital marketing cho phép các doanh nghiệp tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu, tăng tốc độ tiếp cận và giảm chi phí so với các chiến lược tiếp thị truyền thống.

Chúng ta thường nhắc đến digital marketing khi các channels quảng cáo liên quan đến quảng cáo Facebook, quảng cáo trên Google, dịch vụ email marketing, SEO…mà quên rằng bản chất của digital marketing là tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số. Cơ bản digital marketing được chia làm 2 kênh chính:

  • Digital online marketing: các hình thức quảng cáo gắn liền với internet /electronics
  • Digital offline marketing: kênh offline gắn liền với thiết bị điện tử /electromechanical energy

Digital marketing là gì? hay định nghĩa về digital marketing thì mình không chia sẻ ở đây vì có rất nhiều thông tin trên mạng đã cung cấp. Định nghĩa hàn lâm nhất về digital marketing thì các bạn có tham khảo tại wiki thông tin rất chi tiết và bài bản.

Giới thiệu 5D của digital marketing

Để hiểu được tầm quan trọng của digital marketing đối với các doanh nghiệp hiện nay mình giới thiệu tí xíu về 5D của digital marketing. Đây là thành phần cốt lõi mà các chúng ta cần nắm trước để có cái nhìn tổng thể.

5D-cua-digital-marketing
Model 5D digital marketing
  • Thiết bị (digital devices): tạo trải nghiệm của khách hàng trên các thiết bị được kết nối bao gồm smartphone, tablet, pc hoặc TV…
  • Nền tảng (digital platform): các nền tảng chính hiện nay để có thể tiếp cận khách hàng chủ yếu như Facebook Facebook, Instagram), Google, YouTube, Twitter và LinkedIn…
  • Digital media: các kênh truyền thông trả phí quảng cáo, email và nhắn tin, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.
  • Dữ liệu (digital data): với digital marketing vì việc thu thập và phân loại đối tượng khách hàng là yếu tố sống còn.
  • Công nghệ (digital technology): là yếu tố quan trọng trong quảng cáo digital marketing, việc sở hữu các công nghệ mới sẽ giúp bạn tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ

Có thể thấy khi đã hiểu về 5 yếu tố trên bạn sẽ định hình được các thiết bị mà chúng ta muốn nhắm đến, các nền tảng để đặt quảng cáo, các loại hình quảng cáo, cách collect database của khách hàng và công nghệ để vận hành trên Digital marketing. 

Kỹ thuật digital marketing

Kỹ thuật về digital marketing là các kỹ năng cần thiết mà bất cứ một nhà quảng cáo nào cũng cần nắm được để thực hiện hoá mục tiêu quảng bá sản phẩm của mình trên digital channels.

1. SEO (search engine optimization)

Tối ưu hoá sản phẩm và dịch vụ trên các công cụ tìm kiếm. Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng trong digital marketing channel để giúp khách hàng biết đến doanh nghiệp mà không phải trả phí. Checklist SEO gồm 2 phần chính

  • SEO on-page: tối ưu nội dung, hình ảnh, link nội bộ, tốc độ…trên website của bạn, mục đích nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng đồng thời được Google đánh giá cao qua các chỉ số index
  • SEO off-page: tối ưu SEO thông qua các resource bên ngoài website. Chúng ta thường hay gọi là đi backlink qua các diễn đàn, website và mạng xã hội.

Để có kỹ thuật làm SEO hiệu quả, bạn có thể làm theo các bước sau:

  1. Nghiên cứu và tìm hiểu từ khóa: Tìm kiếm và tạo danh sách các từ khóa liên quan đến nội dung của bạn. Sử dụng các công cụ tìm kiếm từ khóa như Google Keyword Planner để phân tích các từ khóa và đề xuất các từ khóa mới.
  2. Tối ưu nội dung trang web: Viết nội dung độc đáo, hấp dẫn và có giá trị cho người đọc. Tối ưu hóa nội dung với từ khóa, thẻ meta, tiêu đề trang và mô tả.
  3. Xây dựng liên kết: Xây dựng các liên kết chất lượng từ các trang web khác về trang web của bạn. Tạo nội dung chất lượng và chia sẻ nó trên các mạng xã hội để thu hút các liên kết tự nhiên.
  4. Tối ưu hóa trang web cho di động: Tối ưu hóa trang web của bạn cho thiết bị di động để cải thiện trải nghiệm người dùng và đạt được thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm trên di động.
  5. Đo lường và tối ưu hóa: Sử dụng các công cụ phân tích để đo lường hiệu quả của chiến dịch SEO của bạn và tối ưu hóa các chiến lược và hoạt động SEO để đạt được kết quả tốt hơn.

Các bạn tham khảo bài viết SEO là gì và checklist SEO tổng thể quan trọng nhất dành cho các bạn mới bắt đầu để hiểu rõ hơn nhé.

2. Quảng cáo từ khoá (paid search ads)

Quảng cáo từ khóa là một trong những hình thức quảng cáo Google được các nhà quảng cáo sử dụng nhiều nhất. Đơn giản vì đây là loại hình quảng cáo có thể nói là mang lại hiệu quả cao và nhanh nhất

quang cao tu khoa
Quảng cáo từ khoá digital marketing

Trái với SEO là đưa website lên trang đầu kết quả tìm kiếm tự nhiên. Quảng cáo từ khoá giúp đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp lên top các trang tìm kiếm thông qua hình thức trả phí. Với hình thức quảng cáo này các bạn cần năm được cơ bản

  • Các hình thức quảng cáo từ khoá
  • Xác định mục tiêu và nghiên cứu từ khoá
  • Tìm hiểu về các chiến lược giá thầu tự động
  • Tối ưu quảng cáo từ khoá để tăng chuyển đổi

3. Quảng cáo hiện thị (display ads)

Trong digital marketing, quảng cáo hiện thị có thể nói là cách nhanh nhất để giúp bạn quảng bá thương hiệu của mình. Hiện nay các doanh nghiệp sử dụng quảng cáo hiện thị để hướng khách hàng tìm hiểu, khám phá về thương hiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình hơn là nhắm đến hành vi mua hàng hay chuyển đổi trên website. Một số các channel phổ biến trên quảng cáo hiện thị như:

  • Quảng cáo hiển thị của Google: Google Display Network hay chúng ta hay gọi là GDN
  • Quảng cáo hiện thị qua Ads Network: ở Việt Nam cũng có khá nhiều đối tác cung cấp dịch vụ này. Bằng cách liên kết với các publishers (website/app) và mua các vị trí quảng cáo trên website của họ.
  • Quảng cáo hiện thị qua social network
  • Quảng cáo hiện thị với programmatic: là hình thức quảng cáo hiện thị nâng cao với real-time bidding, ads exchange.

4. Quảng cáo trên mạng xã hội 

Chắc chắn rồi, đây là một trong những kênh quảng cáo digital marketing chủ lực của nhiều doanh nhiệp từ nhỏ đến lớn. Đây là cách tốt nhất để giúp bạn tương tác với khách hàng và là một trong những channel digital marketing quảng bá thương hiệu tốt nhất.

Hiện nay nhắc đến quảng cáo trên mạng xã hội thì các bạn đừng nghĩ đến facebok không thôi. Linkedin hay Twitter, Pinterest… cũng đã phát triển trình quản lý quảng cáo của mình rất tuyệt vời. Các nền tảng này phục vụ cho nhiều mục tiêu khác nhau cho doanh nghiệp.

Dưới đây là các bước để chạy quảng cáo trên mạng xã hội:

  1. Lựa chọn mạng xã hội phù hợp: Đầu tiên, bạn cần chọn mạng xã hội phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Nếu sản phẩm của bạn phù hợp với đối tượng trẻ, bạn có thể chọn Facebook hoặc Instagram. Nếu bạn muốn đến với khách hàng chuyên nghiệp, LinkedIn có thể là sự lựa chọn tốt.
  2. Đăng ký tài khoản quảng cáo: Sau khi lựa chọn mạng xã hội, bạn cần đăng ký tài khoản quảng cáo trên nó. Mỗi mạng xã hội sẽ có cách đăng ký và sử dụng khác nhau, vì vậy hãy tìm hiểu cách đăng ký tài khoản trên mạng xã hội mà bạn muốn quảng cáo.
  3. Xác định đối tượng khách hàng: Sau khi đăng ký tài khoản, bạn cần xác định đối tượng khách hàng của mình. Bạn có thể sử dụng các công cụ mà mạng xã hội cung cấp để định hướng khách hàng tiềm năng.
  4. Đặt mục tiêu quảng cáo: Bạn cần xác định mục tiêu quảng cáo của mình, bao gồm tăng lượng truy cập, tăng doanh số hoặc tăng lượt tương tác.
  5. Xác định định vị quảng cáo: Bạn cần xác định nơi quảng cáo của bạn sẽ hiển thị. Bạn có thể chọn hiển thị quảng cáo trên trang chủ, trong bài đăng hoặc trên trang tìm kiếm.

5. Email marketing

Đây là một kênh rất hay và nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam chưa biết cách khai thác hết tiềm năng và sử dụng không đúng cách. 

Trong digital marketing hình thức email marketing được sử dụng với mục đích chính là gửi đến các khách hàng đã subscribe trên website/app. Tức là chúng ta chỉ nên gửi email cho nhóm khách hàng đã là user và đồng ý nhận các bản tin qua newsletter. Vì vậy với email marketing chúng ta cần tìm hiểu về

  • Cách thu thập danh sách khách hàng
  • Các ứng dụng, phần mềm gửi email marketing hiệu quả
  • Gửi các bản tin/khuyến mãi mới nhất qua email
  • Automated email marketing

Đội ngũ của Digital marketing Việt Nam đã chia sẻ bài viết hiểu đúng email marketing là gì và top các dịch vụ email marketing tốt nhất trên thế giới hiện nay để bạn đọc tham khảo.

6. Mobile Marketing

Mobile marketing là một phần của digital marketing các bạn có thể hiểu đơn giản là cách tiếp thị quảng cáo sản phẩm, dịch vụ…qua các thiết bị di động như điện thoại, smarphone, tablets, máy tính bảng mà các nhà quảng cáo muốn nhắm đến khách hàng.

tin nhan thuong hieu

Cách đây vài năm, mình có chia sẻ đây là phương thức tiếp thị chính trong tương lai VÀ hiện tại mobile marketing đã và đang là công cụ chủ lực của nhiều doanh nhiệp. Các giải pháp mobile marketing phổ biến hiện nay

  • App base marketing
  • Location base marketing
  • QR Code
  • Mobile Search ads
  • SMS marketing

Và nhiều giải pháp khác, các bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết tại đây

7. Affiliate Marketing

Affiliate marketing là một chiến lược tiếp thị trong đó một công ty trả tiền cho một đối tác (affiliate) để quảng cáo và bán sản phẩm của mình. Đối tác thường là các blogger, trang web, nhà xuất bản, hoặc các cá nhân có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội. Là một trong nhừng channel của Digital Marketing mà dân MMO ở Việt Nam đang làm rất nhiều.

Với affiliate marketing, công ty có thể tập trung vào sản xuất và phân phối sản phẩm, trong khi đối tác giúp quảng bá sản phẩm và tăng doanh số bán hàng. Đối tác cũng có lợi vì họ có thể kiếm được tiền từ hoa hồng hoặc phần trăm giá trị của sản phẩm mà không cần tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng mình.

Affiliate marketing là một trong những chiến lược tiếp thị trực tuyến phổ biến nhất hiện nay và được sử dụng bởi nhiều công ty lớn và nhỏ trên toàn cầu. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn kiếm tiền với affiliate marketing mà chúng tôi đã chia sẻ.

Lên kế hoạch cho một chiến dịch digital marketing 

Để lên kế hoạch cho một chiến dịch digital marketing, bạn có thể làm theo các bước sau:

  1. Xác định mục tiêu: Đầu tiên, bạn cần xác định mục tiêu của chiến dịch digital marketing của mình. Bạn cần phải biết rõ những gì bạn muốn đạt được từ chiến dịch này, ví dụ như tăng doanh số, tăng lượng truy cập trang web, tăng lượng khách hàng mới, v.v.
  2. Đối tượng khách hàng: Bạn cần xác định đối tượng khách hàng của mình để tập trung các hoạt động tiếp thị vào nhóm khách hàng đó. Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu về khách hàng tiềm năng và sử dụng dữ liệu khách hàng có sẵn là những cách hiệu quả để xác định đối tượng khách hàng của bạn.
  3. Lựa chọn kênh marketing: Bạn cần xác định các kênh marketing phù hợp với mục tiêu và đối tượng khách hàng của bạn. Điều này có thể bao gồm email marketing, quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội, video marketing, SEO và các công cụ tìm kiếm. Hãy chọn các kênh phù hợp với ngân sách và thị hiếu của khách hàng của bạn.
  4. Lập kế hoạch và lên lịch: Bạn cần lập kế hoạch và lên lịch cho các hoạt động tiếp thị. Hãy đảm bảo rằng các hoạt động được lên kế hoạch rõ ràng và đúng thời gian để đảm bảo hiệu quả.
  5. Tạo nội dung: Bạn cần tạo nội dung cho các hoạt động tiếp thị của mình, bao gồm nội dung trang web, email, quảng cáo và các nội dung khác. Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn hấp dẫn và phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn.
  6. Theo dõi và đánh giá: Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn theo dõi và đánh giá kết quả của chiến dịch digital marketing của mình để đảm bảo rằng nó đạt được mục tiêu của bạn. Sử dụng các công cụ phân tích để đo lường lượng truy cập, doanh số và các chỉ số khác để đánh giá hiệu quả của chiến dịch của bạn và tinh chỉnh nếu cần thiết.

Framework triển khai digital marketing

Tiếp đến, khi đã hiểu về “5D của digital marketing” và các hình thức quảng cáo và tác dụng của chúng mang lại trong một chiến dịch tổng thể. Chúng ta cần hình dung một flow tổng quan của một chiến dịch digital marketing. Theo framework bên dưới có thể thấy được thực hiện qua 9 bước.

len-ke-hoach-digital-marketing
Một framework digital marketing chuẩn

Đây là framework các bước cần thiết để chúng ta lên một plan tổng thể trên digital marketing. Có thể nói đây là model chung cơ bản cho tất cả các chiến dịch quảng cáo

Học digital marketing ở đâu

Nói chung thì digital marketing còn rộng hơn nhiều những gì chúng ta vẫn thường biết. Nó không chỉ đơn thuần là chạy quảng cáo facebook, google, display, seo…các bạn có thể tham khảo trên các diễn đàn trên thế giới về digital marketing, quả thật là có rất nhiều đều để chúng ta học hỏi.

Bạn có thể học digital marketing ở nhiều nơi khác nhau, bao gồm các trường đại học, trung tâm đào tạo, các trang web học trực tuyến, hoặc tự học qua các tài liệu trực tuyến. Dưới đây là một số lựa chọn cho việc học digital marketing:

  1. Đại học hoặc trung tâm đào tạo: Nhiều trường đại học và trung tâm đào tạo có các khóa học về digital marketing. Những khóa học này cung cấp kiến thức cơ bản và nâng cao về các kỹ năng tiếp thị số, bao gồm cả kỹ năng phát triển chiến lược và khả năng quản lý chiến dịch. Nhiều trường đại học cũng cung cấp các chương trình học tập trực tuyến.
  2. Các trang web học trực tuyến: Các trang web học trực tuyến như Udemy, Coursera, LinkedIn Learning và Skillshare cũng cung cấp các khóa học về digital marketing. Nhiều khóa học này có thể được hoàn tất trong thời gian linh hoạt và có giá cả phải chăng.
  3. Học tự học qua các tài liệu trực tuyến: Nếu bạn muốn tự học digital marketing, có rất nhiều tài liệu trực tuyến có sẵn, bao gồm các blog, sách, video và các bài hướng dẫn. Nhiều trong số này có thể được tìm thấy miễn phí trên mạng.
  4. Thực hành thực tế: Để thực sự học được digital marketing, bạn cần phải thực hành và áp dụng kiến thức của mình vào thực tế. Hãy tham gia vào các dự án hoặc các chiến dịch quảng cáo của bạn để bạn có thể trải nghiệm trực tiếp và học hỏi kinh nghiệm.

Quan trọng nhất, bạn cần phải liên tục cập nhật và học hỏi kiến thức mới trong lĩnh vực digital marketing vì nó thường thay đổi rất nhanh.

hoc digital marketing
Học digital marketing ở đâu

Có thể tự học digital marketing không?

Vậy học digital marketing có khó không? có thể tự học không hay cần phải đến các trung tâm đào tạo về digital. Theo mình, thì các bạn hoàn toàn có thể tự học digital marketing. Trên mạng là một kho kiến thức vô cùng to lớn để các bạn có đam mê tìm hiểu và ứng dụng.

Cái quan trọng ở đây là bạn cần một hướng đi rõ ràng với ngành. Dù là học để bổ trợ kiến thức cho mình cũng cần thiết, hoặc để kiếm việc làm và kiếm sống thì cũng cần đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc. Theo cá nhân mình thì ở lĩnh vực này có một chuyên gia chỉ dẫn cho bạn là điều hết sức quan trọng.

Cơ hội nghề nghiệp với digital marketing

Có thể nói đây là lĩnh vực rất “hot” hiện nay. Gần như bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần 1 digital marketer để vận hành các chiến dịch quảng bá sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp. Nên là nếu các bạn đã theo “nghiệp” này rồi thì đừng lo thất nghiệp nhé.

Lộ trình cơ bản ban đầu bạn sẽ bắt đầu từ level thấp nhất “executive”. Ở mức này các bạn chủ yếu làm về execution và tiếp cận thêm các kiến thức mới. Sau thời gian này các bạn tích luỹ được thì có thể theo lộ trình bên dưới.

Cơ hội nghề nghiệp với Digital Marketing

Túm lại thì mình thấy học gì cũng vậy. Kiến thức nền là yếu tố quan trọng đầu tiên các bạn cần nắm trước. Sau đó là thực hành, đào sâu, nghiên cứu và phát triển kỹ năng của mình theo thời gian.

4.8/5 - (19 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *